Trong tháng này trình đề án tái cấu trúc ngân hàng

Trong tháng này trình đề án tái cấu trúc ngân hàng
TP - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết như vậy trong phiên chất vấn chiều 24-11.

> Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như phun thuốc trừ sâu

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

Phần chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tái cấu trúc ngân hàng, tỷ lệ ngân hàng hoạt động yếu kém; trần lãi suất 14% có còn phù hợp, có mang lợi nhuận cho một nhóm nào đó…

Ong Bình cho biết hiện cả nước có 37 ngân hàng cổ phần, trong đó có 8 ngân hàng cổ phần lành mạnh làm trụ cột, 8 ngân hàng hoạt động trung bình, 8 ngân hàng nhỏ hoạt động lành mạnh, còn 8 ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém. Như vậy, số yếu kém chỉ chiếm một phần nhỏ.

Theo Thống đốc, NHNN đã hoàn thành xong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và trong tháng 11 sẽ trình Chính phủ. Trọng tâm của kế hoạch này là đảm bảo xây dựng hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, đa dạng về quy mô, đa dạng về loại hình sở hữu. Dự kiến có 2 ngân hàng có thể cạnh tranh trong khu vực, 10 ngân hàng đủ sức làm trụ cột trong toàn hệ thống.

Trả lời ĐB xung quanh vấn đề trần lãi suất huy động 14% có còn phù hợp trong khi lãi suất cho vay từ 17-19%, Thống đốc cho biết: Thời điểm khống chế mức trần lãi suất huy động tiền gửi là cuối năm 2010. Việc ấn định lãi suất có ý nghĩa hết sức tích cực vì khi đó Nghị quyết của QH ấn định tỷ lệ lạm phát năm 2011 chỉ 7%.

“Như vậy là quá có lãi với người gửi”. Do lạm phát năm 2011 tăng, tỷ lệ lãi suất tiền gửi không linh hoạt theo quy luật cung cầu nên việc bà con gửi tiền bị thiệt là có. Nhưng từ tháng 8 lại đây, lạm phát giảm, thì trần lãi suất tiền gửi 14% là đúng và tích cực. Sai lầm của chúng ta là đã để trần lãi suất như vậy tồn tại quá lâu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
TPO - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, trong 48 giờ qua, hầu hết các kho vũ khí chiến lược ở Syria đã bị tấn công. Hoạt động này được thực hiện nhằm ngăn chặn khả năng vũ khí của Syria rơi vào tay lực lượng đối lập và khủng bố sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.