Trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương

Tàu sân bay USS George Washington (Mỹ) được điều tới khu vực ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, sau vụ chiến hạm Cheonan (Hàn Quốc) bị đánh chìm tháng 3-2010. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington (Mỹ) được điều tới khu vực ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, sau vụ chiến hạm Cheonan (Hàn Quốc) bị đánh chìm tháng 3-2010. Ảnh: Hải quân Mỹ
TP - Theo chiến lược quốc phòng mới mà Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố ngày 5-1, nước này sẽ tập trung vào châu Á-Thái Bình Dương, chiến tranh mạng và máy bay không người lái.

> Quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á-TBD

Tàu sân bay USS George Washington (Mỹ) được điều tới khu vực ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, sau vụ chiến hạm Cheonan (Hàn Quốc) bị đánh chìm tháng 3-2010. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS George Washington (Mỹ) được điều tới khu vực ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, sau vụ chiến hạm Cheonan (Hàn Quốc) bị đánh chìm tháng 3-2010.   Ảnh: Hải quân Mỹ .

Theo đó, Mỹ sẽ nâng cao năng lực của không quân và hải quân để đối trọng với Trung Quốc hoặc dằn mặt những nước đối kháng như Iran. Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động đối chọi nỗ lực của Trung Quốc và Iran trong việc ngăn cản năng lực dàn xếp quyền lực Mỹ ở những khu vực như biển Đông, eo biển Hormuz…

Theo chiến lược quốc phòng mới, Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì ổn định ở Trung Đông, dừng chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên.

Hồi tháng 11-2012, khi thăm Úc, ông Obama phát biểu rằng châu Á-Thái Bình Dương hiện là ưu tiên số 1 của Mỹ. Phát biểu của ông được coi là một thách thức đối với siêu cường khu vực đang nổi là Trung Quốc.

Việc chuyển trọng tâm sang châu Á diễn ra sau khi Lầu Năm Góc ngày càng lo ngại về các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc. Theo Lầu Năm Góc, Trung Quốc bắt đầu có thế hệ vũ khí mới mà Washington lo ngại là chúng được thiết kế để ngăn hải quân và không quân Mỹ thể hiện sức mạnh ở vùng Viễn Đông.

Giảm quân số

Trọng tâm châu Á - Thái Bình Dương ảnh 2
Cán cân quân sự. Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), 2011.
 

Tuy nhiên, quân đội Mỹ sẽ giảm số lính lục quân và thủy quân lục chiến, có thể giảm kho vũ khí hạt nhân cùng lượng binh sĩ ở châu Âu (dự báo khoảng 3.000-4.000 lục quân), vì Lầu Năm Góc có kế hoạch giảm chi tiêu ít nhất 450 tỷ USD trong 10 năm tới.

Chiến lược mới này sẽ định hình lại quân đội Mỹ, sau giai đoạn tăng cường lực lượng - một phần chính của cuộc chiến chống khủng bố của Tổng thống George Bush ở Iraq và Afghanistan.

Lực lượng sẽ bị cắt giảm nhiều nhất là binh sĩ thực hiện các chiến dịch chống nổi dậy - trọng tâm chiến lược quân sự Mỹ kể từ khi đổ thêm quân vào Iraq từ năm 2007.

“Dù quân của chúng ta vẫn chiến đấu ở Afghanistan, thủy triều chiến tranh đang rút”, ông Obama phát biểu hôm 5-1 tại họp báo ở Lầu Năm Góc cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

Ông Panetta nói chiến lược mới đồng nghĩa với việc Lầu Năm Góc sẽ có một lực lượng quân sự nhỏ gọn hơn, tinh nhuệ hơn.

Bộ Quốc phòng sẽ đưa ra con số cắt giảm cụ thể trong vài tuần tới, khi hoàn thành dự toán ngân sách năm 2013. Giới chức Mỹ nói rằng quân số của lục quân và thủy quân lục chiến sẽ giảm 10-15% (tương đương 76.000 - 114.000 người) trong 10 năm tới. Mỹ hiện có 565.000 lính lục quân và 201.000 lính thủy đánh bộ.

Chiến lược quân sự mới nói rằng, Mỹ phải duy trì được một lực lượng có thể chiến thắng một cuộc chiến lớn, trong khi vẫn có khả năng ngăn chặn một kẻ gây hấn trong cuộc xung đột thứ hai.

Ưu tiên chiến tranh mạng

Trong chiến lược quốc phòng mới, chiến tranh mạng và máy bay không người lái tiếp tục được ưu tiên. Chiến lược mới kêu gọi tăng cường đầu tư nâng cao năng lực đối phó các cuộc tấn công thực hiện qua hệ thống máy tính.

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta nói rằng, dù tổng ngân sách quốc phòng giảm, nhưng số tiền chi cho các công nghệ tình báo và giám sát, bao gồm chiến tranh mạng, máy bay không người lái, sẽ tiếp tục tăng.

“Chúng ta sẽ duy trì, và trong một số trường hợp, tăng đầu tư cho các lực lượng tác chiến đặc biệt; cho các công nghệ mới như tình báo, giám sát, do thám, hệ thống không người lái; cho lĩnh vực không gian, và đặc biệt cho khả năng mạng, cùng năng lực huy động, triển khai nhanh”, ông Panetta nói với các phóng viên ở Lầu Năm Góc hôm 5-1.

Ông Panetta và Tổng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey không tiết lộ những lĩnh vực cụ thể sẽ được tăng đầu tư.

Tuy nhiên, tài liệu về chiến lược quốc phòng mới ngụ ý rằng, Mỹ sẽ tập trung duy trì các năng lực liên quan dưới mặt biển, phát triển máy bay tàng hình mới, cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa và nâng cao khả năng phục hồi, tính hiệu quả của các vệ tinh Mỹ.

Định hướng chiến lược mới về quốc phòng thúc đẩy các ưu tiên chiến lược, bao gồm duy trì sự hiện diện toàn cầu trong khi tăng cường chú trọng vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương; ngăn chặn những đối thủ và thực hiện đầy đủ cam kết an ninh của chúng ta; đầu tư vào các liên minh và quan hệ đối tác trọng yếu, trong đó có NATO; chống những kẻ cực đoan bạo lực và bảo vệ nhân phẩm trên toàn thế giới; bảo toàn năng lực phản ứng nhanh trước những mối đe doạ mới xuất hiện.”

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Minh Long
tổng hợp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).