Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp

Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp
TPO - Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông (gọi tắt Công ty Thành Đông) cho biết sẽ trích 500 triệu đồng từ khoản tiền tỉnh Ninh Thuận đang nợ đơn vị này để hỗ trợ sửa chữa Công viên Văn hoá biển Bình Sơn, đường Yên Ninh, TP Phan Rang - Tháp Chàm.

Sáng 11/8, ông Nguyễn Võ Ngọc Quý, Phó giám đốc Chi nhánh Ninh Thuận - Công ty Thành Đông, cho biết: Hiện tỉnh Ninh Thuận đang nợ Công ty Thành Đông khoảng hơn 3,5 tỷ đồng khoản tiền công ty này đầu tư xây dựng hạ tầng khu đất 4,57ha (nằm tại đường Yên Ninh, sát Công viên Bình Sơn). Vì thế, công ty đã thống trích 500 triệu đồng trong khoản tiền tỉnh đang nợ nói trên để hỗ trợ TP Phan Rang - Tháp Chàm sửa chữa Công viên Văn hoá biển Bình Sơn (gọi tắt Công viên Bình Sơn).

Theo ông Quý, vào năm 2014, Công ty Thành Đông đã xây dựng xong, bàn giao Công viên Bình Sơn cho tỉnh Ninh Thuận quản lý. Công ty chỉ có trách nhiệm bảo hành 12 tháng sau thời điểm bàn giao, còn việc công viên này bị hư hỏng sau đó không thuộc trách nhiệm của đơn vị. Ông Quý cũng cho rằng công viên này hiện bị hư hỏng là do công tác vận hành, quản lý và do một số hạng mục bị người dân đập phá?

Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp ảnh 1 Đất cát phủ đầy đài phun nước Công viên Bình Sơn

Như Tiền Phong đã có nhiều bài viết phản ánh, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của Công viên Bình Sơn bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Theo quan sát của PV, hiện nay gạch lát nhiều nơi ở công viên đã bị bong tróc. Ngoài ra, đài phun nước, đài quan sát trong công viên cũng bị hư hỏng... Phần tường bao, rất nhiều phiến đá ốp đã bị rơi, để lộ bên trong là tường cốt được thi công nham nhở, nhiều phiến đá bị nứt, gãy. Phần Đông Nam công viên, sát biển có một đài cao, cấu tạo như một sân khấu, hai bên có hai bức tường hình bán nguyệt cao chừng 2m, được ốp đá. Tại đây, nhiều vị trí cũng bị rơi đá, vỡ vụn, để lộ bên trong là bức tường được xây bằng đá chẻ nham nhở, không được tô trét gì cả.

Có điều lạ là những hư hỏng này đã bộc lộ từ rất sớm nhưng không thấy sự vào cuộc của các bên liên quan lúc công trình đang trong thời hạn bảo hành. Đến cuối năm 2018, khi báo chí và người dân phản ánh thì UBND tỉnh Ninh Thuận mới giao Sở Xây dựng tỉnh chủ trì phối hợp với UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm làm việc với Công ty Thành Đông đề xuất hỗ trợ kinh phí để sửa chữa. Qua nhiều cuộc họp giữa các bên liên quan vào tháng 7/2018, số tiền hơn 1,9 tỷ đồng là kinh phí được khái toán để sửa chữa các hạng mục hư hỏng tại Công viên Bình Sơn.

Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp ảnh 2   Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp ảnh 3  
Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp ảnh 4   Trích khoản nợ của tỉnh để sửa chữa công viên biển tiền tỷ xuống cấp ảnh 5 Nhiều hạng mục Công viên Bình Sơn bị hư hỏng nghiêm trọng sau thời gian ngắn sử dụng

Công viên Bình Sơn là sản phẩm đổi đất lấy công trình (hợp đồng BT) giữa chính quyền địa phương với Công ty Thành Đông, có diện tích gần 20ha, tổng vốn đầu tư xây dựng gần 90 tỉ đồng và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2014. Qua kiểm tra hiện trạng công trình vào ngày 31/10/2014 giữa các bên tham gia dự án đã cho thấy nhiều hạng mục có dấu hiệu sai sót, chưa hoàn thiện bao gồm: đài quan sát, quảng trường danh nhân, khu sân khấu biểu diễn ngoài trời, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống trụ đèn rào... Nhưng vào ngày 7/11/2014, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận vẫn ban hành văn bản số 2602/SXD-PTĐT kết luận công trình này đủ điều kiện bàn giao.

MỚI - NÓNG
Chuyện chưa biết về lần trùng tu đầu tiên của Nhà hát Lớn Hà Nội
Chuyện chưa biết về lần trùng tu đầu tiên của Nhà hát Lớn Hà Nội
TPO - Dự án trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội lần đầu được thông qua năm 1994. Kiến trúc sư, GS.TS Hoàng Đạo Kính - người chủ trì hội đồng trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội 30 năm trước - nhận Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Ông tiết lộ quá trình trùng tu công trình kiến trúc gắn liền với tên tuổi Thủ đô Hà Nội.