Trẻ bú bình dễ mắc chứng hẹp phì đại môn vị dạ dày
> Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em
> Khuyến cáo không sử dụng bình sữa bằng nhựa
Qua phân tích từ 714 trẻ cho thấy, khi so sánh với trẻ được bú mẹ, các trẻ được cho bú bình sớm ngay sau sinh có tỷ lệ mắc bệnh hẹp phì đại môn vị dạ dày cao hơn 2,31 lần.
Ảnh minh họa |
Nếu trẻ có mẹ sinh nhiều lần, đồng thời được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn 3,42 lần. Còn đối với trẻ sinh ra khi mẹ có tuổi trên 35 và được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đến 6,07 lần.
Qua phân tích từ 714 trẻ cho thấy, khi so sánh với trẻ được bú mẹ, các trẻ được cho bú bình sớm ngay sau sinh có tỷ lệ mắc bệnh hẹp phì đại môn vị dạ dày cao hơn 2,31 lần.
Nếu trẻ có mẹ sinh nhiều lần, đồng thời được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn 3,42 lần. Còn đối với trẻ sinh ra khi mẹ có tuổi trên 35 và được cho bú bình sớm sau sinh, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đến 6,07 lần.
Bệnh hẹp phì đại môn vị dạ dày là bệnh lý thường chỉ gặp ở nhũ nhi. Bệnh gây ra là do lớp cơ trong thành dạ dày ở vùng môn vị (vùng nối giữa dạ dày và ruột non) dài và dày bất thường làm cho dịch và thức ăn từ dạ dày xuống ruột non khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh khiến trẻ hay bị nôn ói chưa rõ, nhưng bệnh thường gặp ở trẻ trai, trẻ da trắng, trẻ có nhóm máu O hoặc máu B, trẻ phải dùng kháng sinh Erythomycin trong hai-ba tuần đầu sau sinh.
Triệu chứng thường bắt đầu sau khi trẻ được ba-bốn tuần tuổi: trẻ nôn ói nhiều, nhất là sau mỗi lần cho bú, nhưng điểm đặc biệt là trẻ vẫn đói và đòi bú.
Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ sờ được khối phì đại ở bụng của trẻ và cho chụp X-quang dạ dày, siêu âm bụng để xác định chẩn đoán. Cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật xẻ rộng vùng môn vị, giúp thức ăn dễ dàng lưu thông từ dạ dày xuống ruột non.
BS Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương
Theo Phụ nữ TPHCM