Khi xảy ra sự việc đau lòng với con, nhiều phụ huynh ôm con khóc lóc, oán trách... có thể làm cho tâm lý, tình trạng của con trẻ càng thêm nặng nề.
Tại tọa đàm mới đây tại Hà Nội, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói rằng trước nay chúng ta mới chỉ thấy cái “chóp" của những vấn nạn bạo lực học đường, xâm hại trẻ. Chúng ta phải chuẩn bị tâm thế để chứng kiến sự phơi bày ra ánh sáng của những vụ việc đáng sợ.
Theo thống kê từ Bộ Công an, năm 2018 có tới 1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em.
Vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục đã đặt phụ huynh trước một bài toán thực tế dù không mong muốn: Cần phải làm gì nếu như con bị xâm hại, dâm ô? Điều này quan trọng và còn tác động đến trẻ nhiều hơn cả việc học hành, thi cử, điểm số...
Theo thống kê từ Bộ Công an, năm 2018 có tới 1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em.
Vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục đã đặt phụ huynh trước một bài toán thực tế dù không mong muốn: Cần phải làm gì nếu như con bị xâm hại, dâm ô? Điều này quan trọng và còn tác động đến trẻ nhiều hơn cả việc học hành, thi cử, điểm số...
Đừng tỏ ra "tội nghiệp đứa bé"
Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến (bệnh viện Thủ Đức, TPHCM) cho biết, nỗi đau về thể xác có thể xác định, phân loại, đong đếm được bằng các chỉ số nhưng tổn thương về tinh thần thì không có cách nào đo được. Đây chính là tổn thương lớn nhất đối với nạn nhân bị dâm ô, xâm hại tình dục
Chính tổn thương về tinh thần đó kéo theo những tổn thương về thể chất như stress sau sang chấn, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, ám ảnh…
Đi cùng với đó, nhiều người bị mặc cảm "Tại sao lại là tôi" hoặc từ chính bố mẹ "Tại sao con tôi gặp trường hợp này"... làm cho tâm lý cả đứa trẻ và phụ huynh càng thêm nặng nề.
Nhiều năm tiếp xúc, điều trị cho những trẻ bị sang chấn do bị lạm dụng tình dục, bà Yến thấy thực trạng là nhiều trẻ bị xâm hại nhiều năm liền, âm thầm chịu đựng nhưng không dám nói với bố mẹ để lại hậu quả lâu dài về tâm lý. Có thể các em bị người lạm dụng đe dọa nhưng sợ nói ra sẹ bị bố mẹ đánh mắng hoặc làm bố mẹ đau khổ.
Đặc biệt, bà Yến nhấn mạnh đến tất cả rằng một đứa trẻ sau khi bị xâm hại các em không cần sự thương hại, thương xót của mọi người xung quanh. Một ánh mắt tò mò, nắm tay, vỗ tai tưởng là an ủi "Tội nghiệp đứa bé", "khổ thân con" chỉ làm cho đứa trẻ thêm đau khổ với cảm giác bị thương hại.
Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến (bệnh viện Thủ Đức, TPHCM) cho biết, nỗi đau về thể xác có thể xác định, phân loại, đong đếm được bằng các chỉ số nhưng tổn thương về tinh thần thì không có cách nào đo được. Đây chính là tổn thương lớn nhất đối với nạn nhân bị dâm ô, xâm hại tình dục
Chính tổn thương về tinh thần đó kéo theo những tổn thương về thể chất như stress sau sang chấn, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, ám ảnh…
Đi cùng với đó, nhiều người bị mặc cảm "Tại sao lại là tôi" hoặc từ chính bố mẹ "Tại sao con tôi gặp trường hợp này"... làm cho tâm lý cả đứa trẻ và phụ huynh càng thêm nặng nề.
Nhiều năm tiếp xúc, điều trị cho những trẻ bị sang chấn do bị lạm dụng tình dục, bà Yến thấy thực trạng là nhiều trẻ bị xâm hại nhiều năm liền, âm thầm chịu đựng nhưng không dám nói với bố mẹ để lại hậu quả lâu dài về tâm lý. Có thể các em bị người lạm dụng đe dọa nhưng sợ nói ra sẹ bị bố mẹ đánh mắng hoặc làm bố mẹ đau khổ.
Đặc biệt, bà Yến nhấn mạnh đến tất cả rằng một đứa trẻ sau khi bị xâm hại các em không cần sự thương hại, thương xót của mọi người xung quanh. Một ánh mắt tò mò, nắm tay, vỗ tai tưởng là an ủi "Tội nghiệp đứa bé", "khổ thân con" chỉ làm cho đứa trẻ thêm đau khổ với cảm giác bị thương hại.
Học sinh TPHCM thực hành kỹ năng chống trả khi bị tấn công tình dục
Bà Hoài Yến lưy ý, sau khi xảy ra sự việc, điều đầu tiên mà cha mẹ nên làm, cần làm cho trẻ, không phải là than khóc trách đời trách người, mà phải làm cho trẻ bình tâm, làm cho trẻ cảm thấy an toàn. Bố mẹ phải khẳng định đây không phải là lỗi của con, đưa lại cho trẻ cảm giác được an toàn khi ở bên con, có thể ngủ cùng con thời gian đầu xảy ra sự việc. Và nên đưa trẻ đến các chuyên gia tâm lý có chuyên môn có thể giúp trẻ cân bằng tâm lý trước khi đối mặt với việc đào xới lại sự việc với cơ quan điều tra. Cha mẹ phải bên con một cách bình tĩnh, không để cho trẻ thấy sự lo lắng, bức xúc hay đau khổ của mình. Còn không, sẽ khiến trẻ cảm thấy mình có lỗi, đã làm cho cha mẹ đau khổ và dẫn đến tình trạng tâm lý của trẻ sẽ tồi tệ hơn. Nói gì với con? TS Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM) khẳng định, khi một đứa trẻ bị xâm hại tình dục cần sự hỗ trợ của rất nhiều người như cơ quan công an, bác sĩ, luật sư, chuyên viên tâm lý... Nhưng đối với bản thân đứa trẻ, bố mẹ là quan trọng nhất. Khi phát hiện ra chuyện đau lòng, sau cú sốc, hoảng loạn cha mẹ phải bình tĩnh để vừa xử lý sự việc về mặt pháp luật vừa hỗ trợ con trẻ. Cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc của con, công nhận việc con đã trải qua tình cảnh khó khăn và phải thể hiện được cha mẹ sẽ luôn ở bên con chăm sóc con. Nên nói với con những câu như "Cha mẹ tin tưởng con". "Đó không phải là lỗi của con", "Cha mẹ sẽ tố cáo kẻ đã làm đau con"... Cần lắng nghe những ngôn ngữ bằng hoặc không lời của trẻ. Trẻ sẽ rất khó ra mình đang cảm thấy thế nào nhưng trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc qua hành vi, biểu hiện như sợ hãi, không muốn xa cha mẹ, nhất là vào ban đêm, khó chịu, quấy, mê sảng, đái dầm, đau bụng, tỏ ra hung hăng... Khi hỏi về sự việc, không nên hỏi trẻ những câu như: Tại sao? Làm thế nào kẻ đó tấn công con?... - những câu hỏi này khiến trẻ có cảm giác bị cáo buộc, bị đổi lỗi và sẽ thêm mặc cảm. Nếu con chưa sẵn sàng kể lại việc mình, cha mẹ đừng hối thúc mã hãy nói với con mình sẽ đề cập vào dịp khác... TS Phạm Thị Thúy bày tỏ, liều thuốc hữu hiệu nhất trong mọi sự việc liên quan đến con trẻ chính là tình yêu thương của bố mẹ. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian riêng cho trẻ. Tạo những sinh hoạt chung, những dịp vui chơi, trò chuyện để trẻ tham gia cùng gia đình, chia sẻ niềm vui giúp cả trẻ và cha mẹ cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Theo Theo Dân Trí