Trao 68 suất học bổng ngành điều dưỡng trị giá gần 3,7 tỷ đồng

Hình ảnh tại lễ trao học bổng
Hình ảnh tại lễ trao học bổng
TPO - Tại Hà Nội vừa diễn ra Lễ Khai giảng và trao học bổng toàn phần chương trình Đào tạo Điều dưỡng Quốc tế đi làm việc tại Nhật Bản. Đây là chương trình thực hiện theo văn bản đã ký kết giữa trường Cao đẳng Y Dược ASEAN, các đối tác Nhật và Tập đoàn JVS.

Tại buổi lễ, đại diện Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản, các đối tác Nhật Bản và Tập đoàn JVS đã đã trao tặng  36 suất học bổng loại A (toàn phần) Nhật Bản trị giá 63 triệu đồng/suất; 32 suất học bổng loại B trị giá 43 triệu đồng/suất. Số tiền học bổng sẽ dành cho chi trả kinh phí đào tạo chuyên ngành và kinh phí học tiếng Nhật. Đồng thời, sau khi ra trường sẽ được nhận làm việc ngay tại Nhật Bản với mức lương giao động từ 36 đến 40 triệu đồng/tháng.

Những sinh viên được nhận học bổng đã trải quá trình xét duyệt hồ sơ và vòng phỏng vấn của các đơn vị tổ chức.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ngô Mạnh Trí, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y Dược ASEAN chúc mừng những sinh viên xuất sắc vượt qua các vòng xét tuyển hồ sơ,  thi tuyển, phỏng vấn khắt khe từ Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản.

Theo ông Trí, phần học bổng này tạo cho các sinh viên của trường công việc ổn định khi ra trường, và quý báu hơn nữa khi được làm việc tại môi trường năng động, thu nhập ổn định như Nhật Bản. “Tỉ lệ sinh viên, cử nhân, các kĩ sư ra trường chưa tìm được việc làm hiện nay khá cao. Có thể họ không phù hợp với điều kiện họ mong muốn, có thể vì 1 lý do nào đó nhưng rõ ràng vấn đề việc làm là hết sức quan trọng của sinh viên sau khi ra trường”, ông Ngô Mạnh Trí nhắn nhủ tới các sinh viên của mình.

Vì thế, ông Ngô Mạnh Trí cho rằng, đây mới chỉ là bước khởi đầu, và phía trước còn là một quãng đường dài, yêu cầu ở các em ý chí và sự quyết tâm để đạt được “trái ngọt”. Nếu sinh viên quyết tâm, dốc tâm lực, trí lực, sức lực của mình để phục vụ tốt những nhiệm vụ được giao trên đất nước Nhật Bản, có 1 khoản thu nhập lý tưởng. Sau khi về nước, mỗi sinh viên có khoảng 1 tỷ đồng. Đặc biệt, điều rất quan trọng cái các em có được sau khi làm việc tại Nhật Bản không chỉ là kinh tế mà đó còn là tài sản vô hình như tri thức, văn hóa.

Không giấu niềm vui trong ngày nhận học bổng, em Nguyễn Thị Tình (18 tuổi) đến từ Tuyên Quang cho biết sẽ cố gắng phấn đấu để trang bị cho mình một hành trang tốt nhất trước khi sang Nhật. 

“Có được học bổng đã là một quá trình cố gắng, nhưng hơn 2 năm tới em còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em sẽ cố gắng tiếp thu kiến thức từ thầy cô, đồng thời phải học tốt tiếng để khi sang đó có thể hòa nhập được với mọi người”, em tình bày tỏ.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.