Trans fat - chất béo nguy hại vẫn hiện diện trong nhiều món ăn

Thái Lan cấm chất trans fat nhưng Việt Nam chưa có quy định cho thấy tiêu chuẩn thực phẩm của nước ta đang thấp hơn các nước trong khu vực.
Thái Lan cấm chất trans fat nhưng Việt Nam chưa có quy định cho thấy tiêu chuẩn thực phẩm của nước ta đang thấp hơn các nước trong khu vực.
TPO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước loại bỏ trans fat (chất béo nguy hại) trong thực phẩm. Tại Thái Lan, chính phủ nước này cũng vừa cấm chất này. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trans fat không bị cấm, thậm chí không yêu cầu phải ghi trên bao bì.

Không ghi trên sản phẩm, người dân vô tư sử dụng

Khỏa sát thực tế cho thấy, nhiều người không nhận biết được trans fat trên các sản phẩm hoặc không nắm được chất này có mức nguy hiểm ra sao, thậm chí không biết chất này là gì. Bà Trần Thị Hiền, 62 tuổi người dân sống ở Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: Từ trước đến nay, bà chỉ nghe nói đến dầu mỡ chiên nhiều lần không tốt cho sức khỏe chứ hoàn toàn không biết chất béo chuyển hóa là gì. “Các cháu thích ăn snach khoai tây, xúc xích, gà rán… nên cứ mua, chứ không biết nó có chất béo nguy hiểm nào cả”, bà Hiền nói.

Chị Phạm Thanh Huyền, ở Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, qua tìm hiểu có biết thông tin về tác hại của trans fat nên hạn chế cho con ăn đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, bản thân chị chưa biết cách để nhận ra chất này trên các sản phẩm thực phẩm ăn sẵn đóng gói khác.

Ghi nhận trong các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, ngoài các sản phẩm mỳ gói của một số thương hiệu có các dòng chữ “vegetable oil” (dầu thực vật); “fully hydrogenated vegetable fat” (chất béo thực vật hydro hóa hoàn toàn) mà nhiều người chia sẻ kinh nghiệm là dấu hiệu nhận ra có trans fat nhưng lại không cụ thể về hàm lượng.

Trans fat - chất béo nguy hại vẫn hiện diện trong nhiều món ăn ảnh 1 Việc chiên đi chiên lại tạo ra chất trans fat nhưng đang xảy ra phổ biến tại Việt Nam

Tại một cửa hàng ăn nhanh trên phố Khương Trung, phóng viên thấy chảo mỡ của cửa hàng này được chia thành 5 ô dùng để chiên nhiều loại đồ ăn khác nhau: gà, xúc xích, đậu... Nhưng dầu mỡ chiên ở đây đã ngả sang màu nâu cánh gián, đang sôi sục sẵn sàng chiên đồ ăn. Tại khu vực đường Tô Hiệu, Lê Lợị (Hà Đông) - trước cửa các trường học có nhiều xe hàng rong bán đồ ăn nhanh, học sinh bu kín đua nhau mua để giải tỏa cơn đói. Những đồ ăn nhanh như bánh rán, xúc xích, cá viên được người bán hàng xâu sẵn vào que rồi thả thẳng vào vạc mỡ sôi sục ngả sang màu nâu trên bếp. Những sâu thịt, xúc xích này nhanh chóng được người bán hàng gắp lên chuyền đến tay học sinh.

Nhiều nước “cấm cửa” trans fat tại sao Việt Nam chưa cấm?

Trans fat là một loại chất béo chuyển hóa được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Chất béo độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…

Năm 2018, WHO kêu gọi tất cả các nước loại bỏ trans fat trong nguồn cung cấp thực phẩm hoặc thực hiện luật cấm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. WHO cho rằng, trans fat làm tăng nguy cơ mỡ trong máu, đau tim và đột quỵ. WHO khuyến cáo người dân, chỉ tiêu thụ trans fat dưới 1% lượng calo cần thiết mỗi bữa ăn để phòng bệnh tim mạch.

Một số nước có thu nhập cao đã loại bỏ hầu hết các chất béo chuyển hóa trong sản xuất công nghiệp. Năm 2003, Đan Mạch, Canada tiên phong trong việc đưa ra luật để quản lý các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo chuyển hóa và yêu cầu tất cả các loại thực phẩm phải ghi rõ hàm lượng chất béo chuyển hóa trên bao bì.

Trans fat - chất béo nguy hại vẫn hiện diện trong nhiều món ăn ảnh 2 Mỳ tôm được giới chuyên gia dinh dưỡng nhận định có chất trans fat nhưng không được khi thành phần và hàm lượng chất này trên bao bì sản phẩm

Tại Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (PDA) quy định bắt buộc in hàm lượng Trans fat lên nhãn bao bì thực phẩm và khuyến nghị người dân sử dụng các sản phẩm càng ít chất béo chuyển hóa càng tốt. Vào năm 2018, FDA cấm ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng chất này. Ở Đông Nam Á, Thái Lan cũng ban bố lệnh cấm trans fat vào 13/7/2018.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, hiện nay, các nước trên thế giới yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất phải ghi thành phần trans fat trên nhãn bao bì thực phẩm chế biến sẵn. Còn ở Việt Nam, chưa có quy định đó.

Theo bà Lâm, chất béo chuyển hóa được sinh ra từ chất béo được chế biến ở nhiệt độ cao. “Đối với dầu, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần có nguy cơ sinh ra chất béo chuyển hóa, nếu dầu, mỡ dùng nhiều lần chuyển sang màu nâu cánh gián, màu đen đã sinh ra chất béo chuyển hóa rồi”, PGS.TS Lâm nói.

PGS. TS Lâm khuyến cáo, các gia đình khi dùng dầu mỡ chỉ nên rán một lần, tức là cho vừa phải, rán một lần rồi bỏ đi. Người dùng nên tiêu thụ ít nhất dưới 10% năng lượng khẩu phần từ chất béo chuyển hóa này. Bởi ăn nhiều sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipit máu – tức là có tình trạng mỡ máu cao. Ngoài ra, nếu dầu mỡ dùng nhiều lần sinh ra chất béo chuyển hóa, khi kết hợp với chất bột đường có thể sản sinh nhiều chất nguy cơ gây ung thư.

MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.