1. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa chính là thực phẩm làm tăng hàm lượng cortisol trong cơ thể mạnh nhất và ảnh hưởng đến lưu thông trong động mạch. Hãy đọc kĩ nhãn mác trên các sản phẩm trước khi mua. Chất béo chuyển hóa thường được đề dưới dạng dầu chưa bão hòa (hydrogenated oil) hoặc mỡ pha vào bánh tạo độ xốp giòn (shortening). Ngay cả khi trên sản phẩm đề “không chứa chất béo chuyển hóa”, chúng vẫn chứa từ 0.5 – 2gr chất béo chuyển hóa.
2. Đường tinh luyện
Đường làm tăng đường máu rất nhanh và cũng làm tăng hàm lượng cortisol trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy rất thèm ăn đồ ngọt và tạo thành thói quen. Hàm lượng cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao cho đến khi bạn ăn đồ ngọt. Dần dần, cơ thể bạn sẽ kháng insulin và cortisol sẽ luôn ở mức cao.
3. Đồ uống chứa nhiều caffeine
Nếu có thói quen uống cà phê hoặc trà mỗi ngày thì bạn cần cẩn thận vì hàm lượng caffeine trong đó khiến thúc đẩy việc sản sinh ra cortisol. Ngoài ra, nó còn làm tăng lượng đường máu dẫn đến cảm giác thèm ăn nhưng thực ra đó là do cơ thể bị sụt giảm caffeine. Vì vậy, hãy hạn chế uống cà phê, soda hay trà có đường, có thể tăng gấp đôi tình trạng stress. Nếu uống cà phê, hãy chỉ uống kèm với sữa ít béo, sữa hạnh nhân không đường hoặc bổ sung thêm mật ong nếu cần tăng vị ngọt.
4. Đồ ăn nghèo chất xơ
Hàm lượng cortisol trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu chế độ ăn của bạn gồm nhiều thực phẩm nghèo chất xơ. Bạn sẽ không cảm thấy no và dẫn đến bài tiết phân không ổn định. Việc này sẽ làm tăng mức độ căng thẳng trong cơ thể và ảnh hưởng đến các bộ phận dạ dày – ruột. Hãy bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn để tăng cường chất xơ, cũng như các chất xơ hòa tan như hạt lanh, hạt Chia…
5. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn thực sự là “thủ phạm” tác động nghiêm trọng đến mức độ stress cho cơ thể. Chúng tàn phá gan và bởi cơ thể không thể phân hủy được cồn, nó đẩy mức độ cortisol tăng vọt. Không những thế, nó còn làm tâm trạng trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến nghiện.
6. Ngũ cốc tinh luyện
Ngũ cốc tinh luyện không hề chứa nhiều dinh dưỡng đồng thời làm tăng hàm lượng cortisol do tác động trực tiếp đến chỉ số glycemic trong cơ thể. Lựa chọn tốt nhất là sử dụng ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten. Bởi gluten cũng có liên quan tới sự sản sinh ra cortisol trong cơ thể. Do đó, hãy luôn ưu tiên sử dụng gạo lứt, yến mạch không chứa gluten, hạt kê và hạt kiều mạch khi có thể.
7. Chất béo bão hòa từ động vật
Chất béo bão hòa từ động vật cũng có ảnh hưởng làm tăng cortisol tương tự như chất béo chuyển hóa. Nếu chế độ ăn của bạn bao gồm quá nhiều bơ, trứng, sữa nguyên kem, thịt mỡ sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy chọn các loại thịt và gia cầm nạc, hạn chế ăn trứng (không nhiều hơn 5 quả mỗi tuần) hoặc vài thìa canh bơ mỗi tuần. Bạn cũng có thể chuyển sang bơ dừa hoặc dầu dừa để ngăn chặn hàm lượng cortisol trong cơ thể tăng mạnh.
Gia Minh
Theo AWT