Tránh biến chứng đoạn chi của đái tháo đường

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên
Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên
TP - Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng với nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế của bệnh nhân gấp 2-4 lần so với người bình thường.

> Đái tháo đường tấn công người trẻ

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên
Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám thường xuyên.
 

Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất, có khoảng 4,5 triệu người mắc.

5% bị cắt cụt chân

Biến chứng cắt cụt chân là biến chứng thường gặp mà người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) sợ nhất, ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân, hoặc cẳng chân. Cứ mỗi 30 giây trôi qua, trên thế giới lại có một người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chân.

Các thống kê cho thấy, khoảng 5 – 15% bệnh nhân ĐTĐ phải phẫu thuật cắt cụt chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Hơn 50% phẫu thuật cắt cụt chân do nguyên nhân không phải chấn thương được thực hiện trên các bệnh nhân ĐTĐ.

Đối với bệnh nhân ĐTĐ, biến chứng cắt cụt chân đặt ra một vấn đề nan giải xét cả về mặt xã hội, kinh tế và y tế: làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ… Khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi sẽ chết trong khoảng 2 năm do các nguyên nhân liên quan bệnh lý mạch máu.

Phần lớn trường hợp cắt cụt chân thường khởi đầu bằng loét bàn chân. 85% trường hợp cắt cụt chân do ĐTĐ liên quan loét chân. Hầu hết trường hợp đến khám muộn khi đã có hoại tử hoặc bị tổn thương xương bàn chân. Vì vậy, việc phát hiện sớm các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân phối hợp:

Bệnh thần kinh ngoại vi do ĐTĐ: Là biến chứng hàng đầu gây cắt cụt chân, là nguyên nhân của 90% trường hợp loét bàn chân. Đường huyết tăng cao làm hủy hoại lớp áo ngoài của các dây thần kinh, là nơi tiếp nhận cảm giác.

Bệnh nhân sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương, không cảm thấy đau, nóng hay lạnh ở bàn chân và cẳng chân. Thậm chí có thể giẫm lên 1 cái đinh hoặc bị bỏng mà không biết. Đó là hiện tượng “mất cảm giác bảo vệ”, chỉ 1 vết thương dù rất nhỏ cũng có thể loét rộng ra và gây hoại tử. Các biểu hiện sớm thường gặp của bệnh này là cảm giác lạnh, ngứa, tê, hay như kiến bò, đôi khi là cảm giác khó chịu, nóng ran ở hai bàn chân.

Bệnh mạch máu ngoại vi: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị xơ vữa động mạch làm các mạch máu hẹp hay tắc, dẫn đến giảm dòng máu tới chân. Việc thiếu máu nuôi làm cho da của chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng. Các biểu hiện của bệnh lý này thường khó nhận biết. Bệnh nhân có thể có da bàn chân nhợt nhạt hay có màu tím xanh, teo cơ bắp chân và bàn chân.

Đôi khi bệnh nhân cũng có biểu hiện đau cách hồi: đau ở bắp chân và bàn chân, cảm giác bàn chân bị bó chặt lại làm bệnh nhân phải ngừng lại nghỉ, không đi tiếp được. Lúc đầu đau ít, sau đau nhiều hơn và cần thời gian nghỉ lâu hơn.

Nhiễm trùng: Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường do đường máu tăng cao và tuần hoàn máu tới chân kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng diễn ra chậm hơn, kém hiệu quả hơn.

Phòng ngừa nguy cơ cắt cụt chân như thế nào?

Yêu cầu quan trọng nhất để tránh nguy cắt cụt chân là kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đều đặn để phát hiện, điều trị sớm các tổn thương bàn chân.

Một biện pháp hỗ trợ đơn giản là lựa chọn thực phẩm chức năng dành riêng cho người ĐTĐ do những nhà sản xuất có uy tín nghiên cứu, sản xuất. Diabetcare là một sự lựa chọn hoàn hảo vì có chứa hệ bột đường hấp thu chậm giúp ổn định đường huyết.

Hệ chất béo không no MUFA, PUFA tốt cho tim mạch, hệ chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường vào máu và đặc biệt là Diabetcare đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi TTDD cho chỉ số đường huyết (GI=31,5) rất tốt cho người ĐTĐ.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân tránh bị chấn thương: Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm, lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân, không đi chân đất, đi dép thường xuyên kể cả trong nhà…

Tốt nhất nên chọn giày dép vừa với chân để tránh các nốt phồng do quá chật, tránh đi giày mũi hẹp đế cao, cắt móng chân cẩn thận, kiểm tra bàn chân hằng ngày, để ý các vết thương hay vết màu sắc da bất thường, bỏ thuốc lá… Các biện pháp tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn trong việc làm giảm biến chứng cắt cụt chân ở người bệnh ĐTĐ.

Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường 2011, Trung tâm Dinh dưỡng phối hợp Cty Nutifood dưới sự tài trợ của nhãn hàng Diabetcare, tổ chức Ngày hội dinh Dưỡng và Vận động Hợp lý Phòng ngừa Đái tháo đường tại nhà thi đấu Quân khu 7 vào lúc 6h30 - 11h30 ngày 12-11-2011.

Đến với ngày hội, mọi người sẽ có cơ hội tìm hiểu thông tin, được kiểm tra sức khỏe miễn phí như đo chiều cao, cân nặng, tỷ lệ mỡ cơ thể, đo huyết áp, đo đường huyết, cách xây dựng thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm dành riêng cho người ĐTĐ.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.