Tránh 'bẫy khẩn cấp' khi lập nghiệp

Tránh 'bẫy khẩn cấp' khi lập nghiệp
TPO - Đông đảo sinh viên Kinh tế quốc dân Hà Nội đã đươc các khách mời là doanh nhân thành đạt về lập nghiệp và làm giàu. Đáng chú ý, để khởi nghiệp và làm giàu, vốn chưa phải điều kiện đầu tiên

Tối 22/8, tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân diễn ra chương trình giao lưu “Lập nghiệp và làm giàu”. Khách mời của hai chương trình là Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty TNHH Siemens Phạm Quang Hưng và Phó Tổng Giám đốc cấp cao phụ trách Nhân sự Suntory PepsiCo Việt Nam Văn Thị Anh Thư.

Tránh 'bẫy khẩn cấp' khi lập nghiệp ảnh 1

Các vị khách mời chia sẻ kinh nghiệm lập nghiệp và làm giàu.

Mở đầu giao lưu, hai vị khách mời đã trao đổi với đông đảo sinh viên về định nghĩa “Giàu”. Nhiều ý kiến của sinh viên cho rằng, giàu gắn với sức khỏe, tâm hồn và tiền bạc, trí tuệ. Người giàu là thỏa mãn được đam mê; người giàu là có đầy đủ Tiền – Tài – Tình.

Chia sẻ với sinh viên, anh Phạm Quang Hưng cho hay: Giàu không chỉ được đo bằng số lượng tiền bạc, trí tuệ… mà còn cả thời gian. Ông Hưng dẫn đánh giá giàu từ tác giả của cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” như sau: Suốt một ngày người ta không làm gì cả vẫn duy trì được cuộc sống bản thân thoải mái.

Anh Hưng chia sẻ thêm, người giàu có cần thời gian để tận hưởng cuộc sống và dành sự quan tâm nhiều điều khác trong cuộc sống, chứ không có kiếm tiền. Cần biết để đồng tiền làm việc.

Không chỉ được nghe những kinh nghiệm từ định nghĩa thế nào được gọi là giàu, các sinh viên còn được các vị khách mời chia sẻ về việc xác định giá trị bản thân, lập nghiệp – lên kế hoạch để phát triển.

Để khởi nghiệp và làm giàu, hai khách mời cho rằng, sinh viên cần xác định được giá trị bản thân gồm khát vọng và mục tiêu cốt lõi bản thân hướng tới. Tiếp đó, là hiểu biết về Tài chính, cách quản trị tiền bạc, chuyên môn và vốn.

Bên cạnh đó, là yếu tố cơ hội và may mắn. Đồng thời, cũng cần một lối sống tốt đẹp và có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng .

Tránh 'bẫy khẩn cấp' khi lập nghiệp ảnh 2

Sinh viên đã có nhiều phần trao đổi và đặt câu hỏi trong chương trình

Tránh bẫy khẩn cấp

Tại phần giao lưu, nhiều sinh viên cũng chia sẻ về tình trạng khủng hoảng khi xác định mục tiêu, lại thiếu nhiều kỹ năng, yếu tố để khởi nghiệp, lập thân và hỏi về cách sắp xếp, quản lý thời gian.

Chị Anh Thư chia sẻ: Nếu có nhiều việc cần làm và chưa biết làm việc nào trước thì cần xác định đâu là việc quan trọng, đâu là việc khẩn cấp. Khẩn cấp thì cần làm trước, rồi sau dành thời gian thực hiện việc quan trọng nhất.

Tuy nhiên, chị Anh Thư cũng cho rằng, rất nhiều sinh viên thường hay tạo và rơi vào những bẫy khẩn cấp giả. Đó là những việc  sau khi hoàn thành thì thấy làm hay không đều không cần thiết, không hỗ trợ cho mục tiêu hướng đến.

Chị dành lời khuyên: Các bạn cần cân bằng cuộc sống, dành thời gian để xác định đối tượng ưu tiên. Đối tượng ưu tiên nhất sẽ dành nhiều thời gian và đặt đầu tiên. “Điều này giống nguyên tắc xếp những viên đá vào trong lọ. Những viên to sẽ được xếp vào trước”.

Không chỉ lập nghiệp, ngay trên ghế nhà trường, sinh viên cần trang bị được kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian. Theo anh Hưng, điều này sẽ giúp sinh viên không rơi vào cảnh khủng hoảng về mục tiêu, cũng như những bẫy khẩn cấp. Anh Hưng cũng khuyên các bạn trẻ nên đọc cuốn sách "7 thói quen của thành đạt" để tích lũy và rèn luyện bản thân.

Tránh 'bẫy khẩn cấp' khi lập nghiệp ảnh 3

Chương trình thu hút được đông đảo sinh viên tham dự

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.