TPO - 26/3 - ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam. Trong vô số thanh niên trẻ tuổi, ưu tú có một chiến sĩ cộng sản đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô", tên của anh được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
Từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trong giai đoạn này, trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.
Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
A là đáp án đúng. Từ 1931 – 1936, Đoàn có tên là Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương; Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương; Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương; Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam; Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam; Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh; Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
B là đáp án đúng. Trong các kỳ Đại hội Đoàn ở Trung ương hoặc ở các tỉnh, thành phố cũng như các cấp cơ sở Đoàn, vào giờ phút trang trọng của buổi khai mạc đều vang lên lời hát "Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên. Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình, độc lập, tự do… Đi lên thanh niên, khó khăn ngại chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác. Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên…" Người sáng tác bài hát đó chính là nhạc sĩ Hoàng Hoà. Tên bài hát "Thanh niên làm theo lời Bác" của ông được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI quyết định lấy làm bài hát chính thức của Đoàn. Bài hát còn có tên gọi là Đoàn ca được sáng tác năm 1953.
-
icon
Nguyễn Lam
-
icon
Vũ Quang
-
icon
Vũ Mão
C là đáp án đúng. Ngày 7 tháng 2 năm 1950, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Cứu quốc được tổ chức tại xã Cao Vǎn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với hơn 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau tham dự. Đại hội quyết định thống nhất các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam và bầu ra Ban Chấp hành mới. Đồng chí Nguyễn Lam chính thức được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Lãm tên thật là Lê Hữu Vỵ, sinh ngày 31 tháng 12 năm 1921 tại thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đồng chí từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong chính quyền Việt Nam như Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ. . Đồng chí từng được được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng năm 2007.
-
icon
Lê Quốc Phong
-
icon
Nguyễn Anh Tuấn
-
icon
Bùi Quang Huy
A là đáp án đúng. Theo kết quả bầu cử tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, đồng chí Lê Quốc Phong đã tái đắc cử Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022. Đồng chí Lê Quốc Phong (SN 1978), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn, Thủ trưởng Cơ quan Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VII, Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
-
icon
Ngày 1/7/2006
-
icon
Ngày 1/7/2005.
-
icon
Ngày 2/7/2006
B là đáp án đúng. Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 tại Kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật Thanh niên gồm có 6 chương với 36 điều. Trong đó, quy định một số quyền, nghĩa vụ của thanh niên với tư cách là công dân mang tính nguyên tắc tại Hiến pháp và một số Luật liên quan khác, đồng thời bổ sung những nội dung mới và cụ thể hoá ở mức cao hơn những quyền và nghĩa vụ cơ bản phù hợp với đặc thù riêng vốn có của thanh niên
-
icon
Năm 2003
-
icon
Năm 2001
-
icon
Năm 2002
-
icon
Năm 2004
C là đáp án đúng. Năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy tháng 3 hằng năm (bắt đầu từ năm 2004) là “Tháng Thanh niên” nhằm tạo ra phong trào sâu rộng, thiết thực của tuổi trẻ thi đua tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng...Theo đó, trong “Tháng Thanh niên” sẽ tích cực tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị tuổi trẻ với Tư tưởng Hồ Chí Minh, “Tuần hoạt động và ra quân giữ gìn trật tự an toàn giao thông”; phát động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”; tổ chức “Ngày hội văn hóa - thể thao thanh niên”…
-
icon
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận
-
icon
Họa sĩ Nguyên Hạo
-
icon
Họa sĩ Bửu Chỉ
A là đáp án đúng: Tại Đại hội đại biểu thanh niên toàn quốc năm 1951 tại Việt Bắc, cán bộ Trung ương Đoàn các cấp muốn đoàn viên có một chiếc huy hiệu với biểu trưng riêng. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và họa sĩ Tôn Đức Lượng được tổ họa sĩ của Trung ương Đoàn giao trách nhiệm sáng tác mẫu huy hiệu Đoàn. Hai mẫu của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa tới Bác Hồ duyệt. Bác Hồ đã duyệt mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận. Bác còn đề dưới bản vẽ dòng chữ: "Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên".Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận từng tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương; hội viên ngành đồ họa Hội Mỹ thuật VN từ năm 1957. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 trong phong trào sinh viên yêu nước.Sau Cách mạng Tháng Tám, ông là họa sĩ Phòng Thông tin Hà Nội, cán bộ T.Ư Đoàn thanh niên tại Việt Bắc, sau đó làm Cục trưởng Cục Mỹ thuật Bộ Văn hóa - Thông tin, Phó tổng thư ký Hội Mỹ thuật VN, rồi Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN. Ông mất tại TPHCM ngày 18/10/2017.
-
icon
Lê Gia Đỉnh
-
icon
Nguyễn Viết Xuân
-
icon
Cao Xuân Quế
B là đáp án đúng. Lê Gia Đỉnh (1920-1946) là một liệt sĩ trong Kháng chiến chống Pháp. Anh sinh ra tại xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ngày 20 tháng 12 năm 1946, quân đội Pháp tập trung 300 lính, được 8 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 2 pháo 75 ly và một sốxe Jeep có gắn súng đại liên, xuất phát từ trại Đồn Thủy (nay là Bảo tàng Cách mạng), tiến công đánh chiếm Bắc Bộ phủ, định bắt sống một số cán bộ cao cấp của trung ương Việt Minh ở đây. Với thế áp đảo, xe tăng Pháp húc đổ rào sắt, cho bộ binh tràn vào. Để bảo vệ cơ sở của Trung ương, các chiến sĩ cảm tử của Việt Minh đã đánh trả quyết liệt, tạo điều kiện cho cơ quan rút lui an toàn. Trong điều kiện bất lợi đó, trước sự tấn công mạnh mẽ của quân Pháp, để bảo toàn lực lượng, ông quyết định cho các chiến sĩ khác rút sang hầm bên, còn mình ở lại chiến đấu chặn địch. Khi xe tăng và bộ binh của quân Pháp tiến vào, Lê Gia Đỉnh đã ôm bom 3 càng lao vào xe tăng địch. Quân Pháp hoảng sợ, bộ binh và xe tăng đều tháo chạy, Lê Gia Đỉnh đã hy sinh. Với chiến công và thành tích trong chiến đấu, ngày 28 tháng 4 năm 2000, Lê Gia Đỉnh đã được Chủ tịch nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Tên anh được đặt cho một đường phố ở phường Phố Huế, quận Hai bà Trưng, TP Hà Nội.
-
icon
Lý Tự Trọng
-
icon
Nguyễn Văn Trỗi
-
icon
Nguyễn Viết Xuân
C là đáp án đúng. Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy, quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được đưa sang Trung Quốc học tập. Anh là người học giỏi, nói thạo cả tiếng Hán và tiếng Anh, rồi hoạt động trong Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập thanh niên cứu quốc (nay là đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã dũng cảm bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình. Với câu nói nổi tiếng: "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác". Cuộc đời anh, sự nghiệp hoạt động cách mạng của anh mãi là tấm gương, bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
-
icon
Võ Thị Sáu
-
icon
Võ Thị Năm
-
icon
Võ Thị Bảy
B là đáp án đúng. Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5.1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”. Khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt. “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm