TPHCM: Thiếu kinh phí duy tu đường sá

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ngày 9/4, tại chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời số tháng 4 với chủ đề “Quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật”, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM Võ Khánh Hưng nói về công tác quản lý, đảm bảo hạ tầng giao thông của thành phố hiện nay.

Theo ông Hưng, bên cạnh các dự án giao thông đã bàn giao cho các đơn vị quản lý nhà nước, vẫn còn một số dự án chưa thực hiện việc này. Sở GTVT thực hiện duy tu, bảo trì theo hai hình thức: duy tu, sửa chữa thường xuyên theo kế hoạch hằng năm và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật để sửa chữa tương tự các dự án đầu tư xây dựng kỹ thuật.

TPHCM: Thiếu kinh phí duy tu đường sá ảnh 1

Công nhân thay thế cấu kiện thuộc hành lang kỹ thuật trên Quốc lộ 1, đoạn qua TP. Thủ Đức, TPHCM nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông Ảnh: NGÔ TÙNG

“Quá trình thực hiện công tác này những năm qua từng bước được quan tâm, nâng chất lượng và đem lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở một số khu vực hoặc trong một số thời điểm, việc duy tu, bảo trì chưa được đảm bảo, có tình trạng một số đường sá chưa được quan tâm bảo trì, đặc biệt là khi chủ đầu tư đã giải thể nên không còn quản lý và gây bức xúc trong nhân dân. Mặt khác, kinh phí đầu tư chỉ đáp ứng một mức độ nhất định so với định ngạch nên có một số tuyến đường cần thiết phải duy tu, bảo trì gặp phải khó khăn”, ông Hưng cho hay.

Liên quan đến công tác đảm bảo hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đặng Phú Thành nhìn nhận trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông, nhằm đáp ứng tốc độ phát triển đô thị, việc xây dựng đường giao thông kết hợp hệ thống thoát nước là điều tất yếu. Về việc này, Thành ủy TPHCM đã có kế hoạch chỉ đạo phải đảm bảo yêu cầu đường giao thông đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (gồm hệ thống thoát nước, chiếu sáng, biển báo giao thông, hệ thống cây xanh). Các địa phương đang thực hiện đầu tư theo hướng này.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đánh giá, trong quá trình phát triển thành phố thời gian qua, hạ tầng kỹ thuật, xã hội thành phố có sự phát triển vượt bậc. Hạ tầng kỹ thuật đã đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Sở GTVT TPHCM chủ yếu quản lý các tuyến đường có tình trạng giao thông có mật độ lớn, phức tạp, liên thông giữa các quận, huyện; quản lý toàn bộ hệ thống cầu, hầm... Hiện Sở quản lý trên 1.500km đường với kinh phí được thành phố đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.

Ông Cường cho hay, TPHCM sẽ tập trung tiếp cận giải quyết với từng nhóm việc cụ thể. Trong đó, tiếp tục xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng của các sở chuyên ngành trong quá trình quản lý hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, còn có các chủ thể khác tham gia quá trình này như: UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức, các đơn vị sự nghiệp công lập.

Lãnh đạo TPHCM khẳng định, các nhóm đối tượng quản lý hiện đã được phân cấp rất rõ đối với hệ thống hạ tầng từ vỉa hè, thủy lợi đến đường bộ... Tới đây sẽ có thêm hệ thống quản lý mới liên quan các công trình hạ tầng trọng điểm của thành phố sắp đưa vào vận hành như: hệ thống ga ngầm của tuyến đường sắt đô thị, hệ thống kiểm soát triều, một số nhà máy xử lý nước thải mới... “Đây là nhóm đối tượng mà thành phố sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển để tạo sự đồng bộ, hiện đại trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời cũng có sự phân cấp rõ trong quá trình thực hiện với những cơ chế, chính sách phù hợp”, ông Cường nói.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.