TPHCM giãn cách xã hội, giảm mạnh số lượng chuyến bay tới Tân Sơn Nhất

0:00 / 0:00
0:00
Tạm thời giới hạn số chuyến bay tới sân bay Tân Sơn Nhất khi TPHCM áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 31/5.
Tạm thời giới hạn số chuyến bay tới sân bay Tân Sơn Nhất khi TPHCM áp dụng giãn cách xã hội từ ngày 31/5.
TPO - Sáng 31/5, tin từ Cục Hàng không cho hay, sau khi TPHCM áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, các chuyến bay đi/đến sân bay này tạm thời sẽ giữ ở mức tối đa khoảng 30 chuyến/ngày và gia hạn dừng nhận chuyến bay chở khách quốc tế đến. Tương tự, sân bay Nội Bài (Hà Nội) cũng tạm dừng nhận chuyến bay chở khách quốc tế đến từ ngày 1/6.

Theo nguồn tin từ Cục Hàng không (Bộ GTVT) cho hay: sau khi TPHCM áp dụng biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 31/5, cơ quan này đã đề xuất Bộ GTVT báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và được chấp thuận tạm thời giữa số lượng chuyến bay chở khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất như những ngày vừa qua.

Theo đó, sẽ duy trì tối đa khoảng 20 chuyến bay/ngày cho chặng bay TPHCM – Hà Nội, các đường bay khác đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 10 chuyến/ngày. Như vậy, tổng cộng mỗi ngày sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khai thác tối đa khoảng 30 chuyến bay/ngày. Quy định này áp dụng từ nay tới hết ngày 14/6 (hết thời gian giãn cách xã hội của TPHCM).

Tương tự, lệnh tạm dừng các chuyến bay chở khách quốc tế đến sân bay Tân Sơn Nhất cũng kéo dài tới hết ngày 14/6, thay vì hạn ngày 4/6 như quyết định trước.

Với sân bay Nội Bài (Hà Nội), Cục Hàng không cũng vừa ban hành quyết định tạm dừng đón các chuyến bay chở khách quốc tế đến sân bay này từ 0h ngày 1/6, tới hết ngày 7/6.

Lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, từ khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tới nay, các chuyến bay đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất lượng khách cũng không nhiều, dù mỗi ngày có khoảng 30 chuyến bay, nhưng tỷ lệ lấp đầy chỗ chỉ 40-50% số ghế mỗi chuyến.

Riêng ngày 30/5, sau khi TPHCM công bố lệnh giãn cách xã hội, đã có 1 lượng khách tăng so với các ngày bình thường trước đó đổ ra sân bay này để rời thành phố trước lệnh giãn cách.

Cục Hàng không Việt Nam cũng vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc giải quyết nhu cầu đỗ tàu bay qua đêm của các hãng hàng không tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo Cục Hàng không, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động hàng không dân dụng trên cả nước và các hãng hàng không nội địa của Việt Nam.

Hoạt động khai thác tàu bay giảm kéo theo tỷ lệ tàu bay đỗ qua đêm tiếp tục tăng, đặc biệt là nhu cầu đỗ qua đêm tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Do đây là 2 sân bay có cơ sở bảo dưỡng máy bay của các hãng hàng không, trong thời gian dừng khai thác các đơn vị đưa máy bay về 2 sân bay này để bảo dưỡng.

Để giải quyết nhu trên, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chỉ đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và các cảng hàng không trực thuộc khẩn trương làm việc với các hãng để xác định nhu cầu đỗ máy bay qua đêm. ACV cũng được yêu cầu xây dựng phương án phân bổ, bố trí vị trí đỗ máy bay qua đêm của các hãng hàng không tại các sân bay, để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài.

Cục Hàng không lưu ý ACV ố trí vị trí đỗ máy bay qua đêm cho các hãng hàng theo sân bay căn cứ đã được duyệt, không tập trung bố trí thêm chỗ đỗ qua đêm tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

ACV cũng cần rà soát để khôi phục lại các vị trí đỗ máy bay qua đêm tạm thời hoặc bố trí mới các vị trí đỗ trên các đường lăn đang đóng cửa, các đường lăn ít sử dụng, đường cất hạ cánh đang tạm đóng cửa.

Cục Hàng không cũng yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương làm việc với ACV và đơn vị quản lý các sân bay để cung cấp kế hoạch khai thác tàu bay, nhu cầu đỗ máy bay qua đêm trong giai đoạn dịch COVID-19 kéo dài, để xây dựng phương án đỗ máy bay phù hợp.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.