TP Thủ Đức và nhiều quận, huyện TPHCM đóng toàn bộ chợ truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
Chợ phải đảm bảo phòng dịch như lắp vách ngăn, bố trí giãn cách để phòng dịch COVID-19
Chợ phải đảm bảo phòng dịch như lắp vách ngăn, bố trí giãn cách để phòng dịch COVID-19
TPO - Tính đến thời điểm hiện tại, TPHCM chỉ còn 32 chợ hoạt động. Trong đó TP Thủ Đức và 11 quận huyện trên địa bàn Thành phố đã đóng toàn bộ chợ truyền thống.

Chiều ngày 22/7, Sở Công thương TPHCM cho biết, chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10 sẽ tạm ngưng trong 2 ngày 22 và 23/7; chợ Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi tạm ngưng hoạt động do có ca mắc COVID-19 trong chợ.

Trong ngày, chợ Hóc Môn khôi phục hoạt động trở lại, có 9 tiểu thương kinh doanh các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả. Theo thống kê trong ngày, có 190 lượt người đến chợ này.

Như vậy, tính đến chiều ngày 22/7, trên địa bàn Thành phố có 32/237 chợ đang hoạt động; 205/237 chợ tạm ngưng hoạt động, trong đó có 3 chợ đầu mối và 202 chợ truyền thống.

TP Thủ Đức và nhiều quận, huyện TPHCM đóng toàn bộ chợ truyền thống ảnh 1

Chợ Bình Thới (Q.11) quét mã QR cho khách trước khi vào chợ

Theo Sở Công thương, một số chợ sau khi đóng để thực hiện công tác phòng, chống dịch như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết… đã khôi phục hoạt động, gồm: chợ Bình Thới (ngày 9/7), chợ Phú Thọ (ngày 16/7), chợ An Đông - khu vực kinh doanh thực phẩm tại số 96 Hùng Vương (ngày 17/7), chợ Kiến Thành, chợ Tân Đoàn Việt, chợ Bà Lát, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Qui Đức (ngày 19/7), chợ Hưng Long, chợ Hóc Môn (22/7)…

Để mở lại chợ, Sở Công thương TPHCM cho biết cần phải có điều kiện. Cụ thể, về tổ chức hoạt động các chợ đảm bảo an toàn để cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn Thành phố; các quầy, sạp trong chợ phải được sắp xếp ở khu vực phù hợp đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m khi tiếp xúc, giao dịch hàng hóa.

Đồng thời, các chợ nghiên cứu, bố trí vách ngăn, màn ngăn trong suốt giữa các hộ tiểu thương, gian bán hàng, giữa người bán và người mua; quản lý người lao động, tiểu thương, người bán hàng tại chợ về các thông tin (họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, số điện thoại, địa chỉ quê quán); yêu cầu người lao động, người bán hàng thông báo kịp thời khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1…

TP Thủ Đức và nhiều quận, huyện TPHCM đóng toàn bộ chợ truyền thống ảnh 2

Nhiều điểm bán hàng lưu động được mở tại TPHCM

Tính từ ngày 11/7 đến ngày 22/7, Thành phố đã tổ chức được 798 điểm bán với 866 lượt xe bán hàng lưu động phân bổ trên địa bàn các quận – huyện, TP Thủ Đức và tổng lượng hàng hóa cung cấp là 415 tấn thực phẩm các loại, 120.700 quả trứng.

Trong đó, Sở Công Thương tổ chức 260 điểm bán với 348 lượt xe theo đề xuất điểm đăng ký của các quận, huyện (quận 1: 9 điểm, quận 3: 7 điểm, quận 6: 5 điểm, quận 7: 35 điểm, quận 8: 11 điểm, quận 10: 4 điểm, quận 11: 3 điểm, quận 12: 13 điểm; Tân Bình: 19 điểm, Bình Thạnh: 41 điểm, Phú Nhuận: 2 điểm, Tân Phú: 2 điểm, Bình Tân: 16 điểm, Bình Chánh: 25 điểm, Nhà Bè: 2 điểm, Củ Chi: 10 điểm, Hóc Môn: 24, Thủ Đức: 32 - Các quận huyện không đăng ký bán hàng lưu động gồm: quận 4, quận 5, quận Tân Phú và huyện Cần Giờ) với 109 tấn hàng hóa và 110.700 quả trứng.

Viettel Post tổ chức 340 điểm bán với 340 lượt xe hàng hóa là 256 tấn ; VN Post tổ chức 198 điểm bán với 198 lượt xe hàng hóa 50 tấn và 10.000 quả trứng.

MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.