Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp số lượng vắc-xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc-xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca sau 8-12 tuần, nếu người được tiêm chủng đồng ý. “Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ sau khi tiêm”, bà Hồng nói.
Trước thông tin cho rằng phải tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin sau 6 tháng tiêm 2 mũi đầu, bà Hồng cho hay, Thái Lan và một số quốc gia khác đang nghiên cứu sau tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca, có thể tiêm tiếp mũi vắc-xin khác để tăng cường miễn dịch.
“Tuy nhiên, đến nay WHO chưa có khuyến cáo chính thức. Nếu có bất kỳ khuyến nghị mới về vắc-xin, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay tới người dân”, bà nói.
Người già phải được tiêm ở bệnh viện
Ngày 15/7, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19. Theo đó, người từ 65 tuổi trở lên thuộc nhóm phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện, nghĩa là những người này không được tiêm chủng ở điểm tiêm lưu động.
Mẫu phiếu sàng lọc trước tiêm chủng được bổ sung 3 nội dung sàng lọc gồm: tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; đã tiêm mũi 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19.
Ngày 15/7: Gần 3.400 người mắc COVID-19
Tối 15/7, Bộ Y tế cho biết, trong ngày Việt Nam ghi nhận 3.379 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng tại TPHCM có 2.691 ca, Ðồng Nai (132), Bình Dương (122), Ðồng Tháp (99), Phú Yên (48), Long An (41), Ðà Nẵng (33), Bến Tre (30), Khánh Hòa (22), Hưng Yên (22), Hà Nội (18)…
Bộ Y tế chiều 15/7 thông tin, tại cuộc họp của Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM chiều 14/7, UBND TPHCM nói rằng, từ ngày 27/4-14/7 thành phố ghi nhận 130 trường hợp tử vong do COVID-19, trong số này có 48 ca đã được Bộ Y tế công bố. Ngay sau đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế làm việc với Sở Y tế TPHCM để rà soát lại các con số và đề nghị Sở cập nhật đầy đủ dữ liệu về các ca tử vong trên hệ thống phần mềm quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19 của Cục.
Theo hướng dẫn mới này, những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng vắc-xin cùng loại. Người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng gồm: mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đã tiêm vắc-xin khác trong 14 ngày qua; có bệnh mạn tính, đang tiến triển; đang bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đã cắt lách, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày); bệnh cấp tính; đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Người phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện gồm: có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; tiền sử bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông; từ 65 tuổi trở lên; bất thường dấu hiệu sống.
Ngày 15/7, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc-xin Janssen trên cơ sở đề nghị phê duyệt của Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam). Đây là loại vắc-xin COVID-19 thứ 6 được Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch. Vắc-xin do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất.