Dự thảo quy định dạy văn hóa trong trường nghề:

Tốt nghiệp THCS phải học 4 môn văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
Học văn hóa trong trường nghề sẽ được giảm tải. Ảnh: Diệp An
Học văn hóa trong trường nghề sẽ được giảm tải. Ảnh: Diệp An
TP - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo dự thảo, mục đích giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT là giúp cho học sinh có bằng tốt nghiệp THCS theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học và hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT; được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT để sử dụng trong việc theo học trình độ cao hơn của giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Dự thảo quy định 2 môn học bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 5 môn học lựa chọn là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Về thời lượng học tập của 2 môn bắt buộc (Ngữ văn, Toán), mỗi môn 270 tiết; về thời lượng học tập 5 môn lựa chọn, mỗi môn 180 tiết.Mỗi ngành, nghề của giáo dục nghề nghiệp, học sinh phải học ít nhất 4 môn học: 2 môn học bắt buộc và ít nhất 2 môn học lựa chọn phù hợp với ngành, nghề đào tạo được quy định.

Đối với cơ sở giáo dục có tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định các môn học lựa chọn theo quy định; quyết định thời điểm tổ chức giảng dạy và thi kết thúc các môn học phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục; tổ chức và quản lý việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư.

Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng mô đun, mỗi lớp học có không quá 45 học sinh.Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy các môn học bảo đảm nội dung kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng học tập; tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá; tổ chức thi kết thúc môn học; xác nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh.

Hình thức đánh giá được quy định tại Thông tư (dự thảo) là: kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập các môn học bằng điểm số. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Giải quyết những bất cập hiện nay

Trao đổi với phóng viênTiền Phong, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT, cho biết,dự thảo thông tư lần này có một số điểm khác biệt so với quy định hiện hành (Thông tư 16 ban hành năm 2010). Đó là đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai lớp 10 từ năm học 2022-2023, học sinh được lựa chọn môn học phù hợp với nhu cầu của mình thay vì quy định thành 3 nhóm như hiện nay (nhóm I gồm các học phần: Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn; nhóm II gồm Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Ngữ văn; nhóm III gồm Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Hơn nữa, quy định lần này giảm bớt những kiến thức hàn lâm để phù hợp với học sinh trường nghề. Ví dụ,theo thông tư hiện hành, môn Toán ở từng nhóm có 270-480 tiết, còn theo dự thảo thông tư mới, sẽ chỉ có 270 tiết. Các môn khác như Hóa học hiện có 90-240 tiết,nhưng sẽ chỉ còn 180 tiết.

Ông Thành cho hay, dự thảo thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Từ câu chuyện của Học viện Múa vừa qua (học viên tốt nghiệp trung cấp nhưng không có bằng THPT), ông giải thích rõ hơn về quy định dạy văn hóa THPT trong trường trung cấp hiện nay. Theo đó, học sinh tốt nghiệp THCS khi vào học các trường trung cấp có 3 hướng để học văn hóa.

Với những em chỉ có nhu cầu học xong trung cấp ra đi làm thì không cần phải học chương trình văn hóa này. Những em có nhu cầu học liên thông lên cùng hệ thống (cùng ngành ở bậc cao đẳng) thì sẽ học theo chương trình văn hóa THPT do các trường nghề giảng dạy là 4 môn bắt buộc như dự thảo Thông tư đưa ra. Đối với những em có nhu cầu tham gia thi tốt nghiệp THPT để có bằng tốt nghiệp, thì bắt buộc phải học chương trình giáo dục thường xuyên do các trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức hoặc nếu học chương trình văn hóa trong các trường trung cấp thì phải học bổ sung những môn còn thiếu trong quy định của chương trình giáo dục thường xuyên.

Theo lý giải của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT, với những học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp của Học viện Múa vừa qua, nếu muốn tham gia thi tốt nghiệp THPT để có bằng tốt nghiệp thì phải học bù một số học phần kiến thức còn thiếu của chương trình giáo dục thường xuyên.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.