‘Tổng chỉ huy’ thủy điện Sơn La 28 tuổi
> Vì sao dự án Thủy điện Sơn La vượt tiến độ ba năm?
> Thuỷ điện Sơn La xác lập nhiều kỷ lục
> Thủ tướng cắt băng khánh thành công trình Thủy điện Sơn La
Đó là kỹ sư Đinh Thanh Hiện (quê Nam Định), người có hơn hai năm ngồi “ghế nóng” ở phòng điều hành công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
“Để ngồi ghế nóng, nhận mức lương 12 triệu đồng/tháng, lại có thể thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động nhà máy thủy điện trong ca trực, kỹ sư như Hiện phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghề”, ông Nguyễn Thanh Sơn, trưởng phòng tổ chức-hành chính Công ty Thủy điện Sơn La cho biết.
Cũng theo ông Sơn, thủy điện Sơn La hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, chuyên gia nước ngoài chỉ đóng vai trò giám sát. Hiện có 300 cán bộ công nhân viên điều hành hoạt động.
Toàn cảnh công trình thủy điện Sơn La có đập bêtông cao 228m với trên 2,7 triệu m3 bêtông . |
Ngoài việc cung cấp điện năng (tổng công suất 2.400 MW với 6 tổ máy, mỗi ngày phát lên lưới điện quốc gia 60 triệu kWh điện, sản lượng điện 10 tỉ kWh/năm, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng điện cả nước), thủy điện Sơn La còn có các mục đích chính: chống lũ về mùa mưa; cung cấp nước về mùa khô cho cả vùng đồng bằng Bắc bộ; góp phần phát triển kinh tế -xã hội vùng Tây Bắc.
Việc xây dựng công trình cũng là cơ hội để bố trí và tổ chức lại dân cư, tạo thế và lực mới cho phát triển sản xuất.
Theo Tuổi Trẻ