>70% người Việt Nam lên mạng để tán gẫu
>Người Việt trẻ thành danh ở Google
Đây là chương trình do trường Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Tạp chí Tia sáng - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 15 năm internet có mặt ở Việt Nam.
Tại tọa đàm, các ý kiến đều cho rằng, từ khi xuất hiện ở nước ta đến nay, Internet với các công cụ như tra cứu trực tuyến, thư viện mở, các dịch vụ như E-learning… đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp và sẻ chia kiến thức của người dạy và người học. Internet đã mang đến sự hình thành của những hình thức học tập mới như học online, học từ xa…
Ông Đinh Hồng Hải (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân: nhiều kiến thức các giảng viên, giáo sư thu nhận được từ chính học sinh sinh viên. Có những điều chưa rõ, các em có thể tra tìm trên google trước khi hỏi thầy cô.
Internet tác động sâu sắc đến giáo dục và đào tạo, theo thầy Lê Trường Tùng (Đại học FPT) thì ở 5 khía cạnh, bao gồm: Yêu cầu các tri thức – kỹ năng mới để thích ứng với xã hội mới; Thay đổi trong công nghệ dạy và học; Hình thành các tổ chức đào tạo kiểu mới, các phương thức hợp tác giáo dục mới; Học tập suốt đời ,dẫn đến thay đổi trong tổ chức và quản lý đào tạo; Tài nguyên học tập mở và cơ hội học tập cho mọi người.
Buổi tọa đàm tập trung làm rõ tác động của internet đến việc dạy và học ở khía cạnh nội dung, tổ chức và quản lý; đồng thời xác định đâu là xu thế, hình hài của hệ thống giáo dục mới - hệ thống Giáo dục 2.0. Đó là hệ thống giáo dục bên cạnh việc đào tạo và nghiên cứu, trường học còn phải tới việc làm cho người học, có tính toàn cầu hóa cao…