Cách đây gần 100 năm, Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda - Trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản đã chiết xuất thành công Glutamate từ tảo biển và ông đã đặt tên cho vị của glutamate là vị Umami.
Umami được tạo ra bởi glutamate - một trong những axít amin phong phú, được tìm thấy trong tự nhiên và là thành phần chính yếu của chất đạm.
Xuất phát từ khám phá này, sản phẩm bột ngọt lần đầu tiên đã được giới thiệu trên thị trường Nhật Bản vào năm 1909. Với vai trò là một chất điều vị giúp mang lại vị umami cho các món ăn, bột ngọt được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Từ 1950, Tổ chức Lương nông LHP (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập một Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) để đánh giá về tính an toàn của các phụ gia thực phẩm.
Vào năm 1987, hội nghị lần thứ 31 của JECFA tập hợp hơn 237 công trình nghiên cứu khoa học đã đi tới kết luận cuối cùng: bột ngọt được xếp vào danh mục các chất nhìn chung là an toàn trong sử dụng (generally recognized as safe - GRAS) có liều dùng hàng ngày chấp nhận được là không xác định (acceptable daily intake is not specified) và không có bất kỳ khuyến cáo nào đối với trẻ em.