Tính cách phụ thuộc vào... thức ăn!

Tính cách phụ thuộc vào... thức ăn!
TPO - Thức ăn không chỉ tác động đến trạng thái tình cảm của chúng ta, mà còn cả tính cách và trí thông minh.

Hàm lượng cao chất bột và đường trong thực đơn, trái lại là món ăn chủ yếu của những người nhút nhát, thiếu tự tin – GS Wojciech Eichelberger khẳng định. Thức ăn không chỉ tác động đến sức khỏe, mà cả cá tính của chúng ta. Thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến đời sống tình cảm – an ủi, kìm nén hoặc thậm chí ngược lại – khơi dậy trong ta phản ứng hung hãn. Trong những trường hợp cực đoan thức ăn có thể trở thành thậm chí đối tượng gây nghiện, nỗi ám ảnh theo sát con người suốt cuộc đời.

Chúng ta thưởng con nhỏ kẹo mút – mỗi khi chúng được điểm 10. Khi trưởng thành chúng cũng dùng đồ ăn để thưởng hoặc phạt con cái.

Tính cách phụ thuộc vào... thức ăn! ảnh 1

Sự liên tưởng thức ăn là tình yêu và hạnh phúc xuất hiện trong giai đoạn trẻ sơ sinh, trong lúc trẻ bú mẹ. Cùng với thời gian trải nghiệm tích cực này được củng cố, không phải lúc nào cũng trở thành thói quen đẹp. Khi con nhỏ được điểm tốt hoặc ngoan ngoãn, vẫn được bố mẹ cho kẹo hoặc tiền tiêu vặt. Trái lại, khi chúng bị điểm kém hoặc bị thầy cô phạt – tất cả sẽ bị cắt. Vậy nên trong chừng mực nhất định, ăn uống trở thành phương thức bày tỏ tình yêu và mối quan tâm cũng như một dạng thực hành quyền kiểm soát.

Hoàn toàn vô thức, cơ chế này sau đó tự nhiên gây thói quen không lành mạnh – khi chúng ta đã trưởng thành. Khi cảm thấy buồn rầu hoặc bất hạnh, chúng ta tự động tìm cách tự an ủi bằng ăn uống. Ăn uống vô tình trở thành phương thức tự thưởng, tự hành thân. Chúng cũng trở thành cách thức kiểm soát cuộc sống bản thân và tự xoay xở với trạng thái stress.

Cuộc sống thường nhật của những người bị rối lọan ăn uống: sợ ăn, ăn uống vô độ…có hình ảnh chính như vậy.

Tuy nhiên những rối loạn ăn uống dạng này không liên quan đến bản thân họ, phần nhiều liên quan đến những khó khăn trong mối quan hệ với người khác, với năng lực bày tỏ tình cảm, vì mặc cảm tự ty và thiếu tự tin khi va chạm với những đòi hỏi quá cao của môi trường.

Ăn nhiều thịt mầu đỏ và fast food có thể trở nên hung hãn

Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực đơn hàng ngày và hành vi ứng xử của con người là tác giả lý thuyết như vậy. Thủ phạm gây hành vi hung bạo chủ yếu được kết tội cho thịt mầu đỏ. Lý do: những hợp chất có trong những thịt động vật mầu đỏ khởi động chu kỳ những biến đổi hóa học dẫn đến sự tạo nên testosteron (hoóc-môn nam tính mạnh mẽ) trong não bộ. Và chính hoóc-môn này có mối quan hệ với tính hung hãn. Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy: cơ thể đa số người hàng ngày ăn nhiều thịt có nồng độ testosteron cao hơn hẳn đồng loại áp dụng thực đơn nghèo năng lượng (ăn ít thịt) hoặc người ăn chay. Thực đơn chay tịnh và thực đơn nghèo năng lượng dẫn đến sự giảm thiểu nồng độ testosteron. Từ đó xuất hiện quan niệm phổ biến cho rằng, những người không ăn thịt hiền lành hơn và dễ tính hơn.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực tế hơn thập kỷ trước lại kết luận: ăn cái gọi là thực phẩm rác thải và fast food còn nguy hiểm hơn. Nhà khoa học Vương quốc Anh, GS Robert McCarrison đã thử nghiệm nuôi đàn chuột thí nghiệm bằng thực đơn của tầng lớp dân nghèo nhất nước Anh. Hàng ngày ông cho chúng ăn bánh mỳ trắng, bơ thực vật, thịt hộp, uống nước chè đen pha đường trắng. Sau một năm sống bằng thực đơn này, tính nết đàn chuột thay đổi hoàn toàn: “Suốt ngày tức tối, lúc nào cũng có thể cắn người. Cuộc sống trong đàn căng thẳng, cuối cùng chúng bắt đầu cắn xé lẫn nhau và ăn thịt đồng loại yếu hơn”. (Renee Taylor, “Những bí ẩn sức khỏe bộ lạc Huns”, Interspar 1998).

Tính cách phụ thuộc vào... thức ăn! ảnh 2

Gần đây các nhà khoa học Australia chỉ ra rằng, các chất phụ gia sử dụng trong công nghiệp đồ hộp, các chất tạo mầu và hương vị có trong bánh kẹo và đồ hộp là nguyên nhân làm gia tăng tính hung hãn và hiếu động thái quá ở trẻ em. Để chứng minh, tại một trưởng tiểu học nội trú, nhóm nghiên cứu đã thực hiện cho học sinh ăn thực phẩm lành mạnh trong hai tháng. Sau thí nghiệm, nhóm kiểm tra khẳng định: trẻ trở nên ôn hòa hơn, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, mức độ hung hãn giảm rõ rệt.

Muốn có trí nhớ tốt hơn – hãy áp dụng thực đơn thích hợp!

Thực tế cũng chứng tỏ: thực đơn không hợp lý tác động tiêu cực tới năng lực tập trung, mức độ thông minh và khả năng ghi nhớ.

Cô bảo mẫu trẻ vị thành niên Mỹ, BS Barbara Reed Stitt đã quyết định thay đổi thực đơn trong trường nội trú do mình phụ trách. Bà đã thay đường trắng, các chế phẩm từ bột mỳ trắng và mọi nước uống có ga chứa cofein bằng rau xanh, hoa quả, thịt nạc và cá. Kết quả học tập của học sinh cải thiện đáng kể ngay sau một học kỳ.

Thực phẩm gì thay thế “các món ăn rác thải” đã làm nên sự thay đổi? Tốt nhất là cá biển vì lý do liều lượng lớn các axít béo không no, nhất là omega-3, những hợp chất làm gia tăng chất xám trong não bộ (đảm trách năng lực thông minh). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những học sinh được áp dụng thực đơn giầu axít béo omega-3 sau ba tháng đã đạt những tiến bộ trong học tập tương đượng bạn cùng lứa đối chứng phấn đấu trong ba năm.

Các nhà khoa học khuyến khích phụ nữ trong thời gian mang thai ăn nhiều cá biển. Bởi đó là thực phẩm quan trọng dành cho trí tuệ của đứa con tương lai.

Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giầu các vitamin nhóm B (chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của hệ thần kinh), lecytine (tác động với trí nhớ) có trong mạch nha, trong lạc, vừng, đậu nành … cũng phát huy tác dụng cải thiện năng lực trí tuệ.

Ăn gì, một khi…

1- Rơi vào trạng thái buồn rầu: Sôcôla, chuối, lê - phát huy tác dụng giúp cơ thể gia tăng sản xuất serotonin và endorfine – những hoóc-môn cải thiện phong độ tình cảm.

2- Bị stress: Ăn hạt bí, hạt hướng dương - giầu magiê, nguyên tố vi lượng loại bỏ stress.

3- Hay cáu giận: Ăn trứng gà – giầu triptofan và vitamin B2 phát huy tác dụng xoa dịu và an thần.

Thiên tài ăn gì?

- Albert Einstein ăn chay 100%; Giống Pitago và Newton, Leonardo da Vinci phần lớn cuộc đời ăn chay (thảng hoặc có ăn cá); Napoleon thích ăn trứng gà, salát, mỳ gà, thịt bò, thịt cừu và gia cầm.

Vĩnh Hà
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG