Tin nóng giáo dục: Không để các trường được tự chọn sách giáo khoa

Tin nóng giáo dục: Không để các trường được tự chọn sách giáo khoa
TPO - Bắt trưởng phòng Khảo thí và kiểm định liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại Hòa Bình; Không để các trường tự chọn sách giáo khoa;Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần hay Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách đánh vần phản biện GS Hồ Ngọc Đại là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

Không để các trường tự chọn sách giáo khoa

Sáng 12/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật giáo dục sửa đổi. Tại phiên thảo luận, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải rất băn khoăn về quy định một chương trình nhiều sách giáo khoa, điều này phải hết sức cân nhắc, đặc biệt ở cấp tiểu học. Bà Hải cũng cho rằng, cử tri hiện nay rất bức xúc liên quan đến sách giáo khoa sử dụng một lần. Trung bình mỗi năm phụ huynh học sinh phải chi tới 1 nghìn tỷ đồng mua sách giáo khoa nhưng sử dụng một lần, rất tốn kém lãng phí. Bà Hải càng tỏ ra lo ngại, nếu tới đây áp dụng một chương trình nhiều sách giáo khoa, lúc đó NXB Giáo dục lại chiếm độc quyền xuất bản rất nhiều. (Xem chi tiết)


Gian lận thi ở Hòa Bình: Bắt trưởng phòng Khảo thí và kiểm định

Liên quan đến vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tỉnh Hòa Bình, ngày 14/9 cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Vinh - Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình. (Xem chi tiết)

Bộ GD&ĐT chính thức lên tiếng về cách đánh vần 'lạ' gây xôn xao

Ngày 8/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ có trả lời chính thức về Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1- CNGD). Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1- CNGD) là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS. TSKH Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài nghiên cứu và được áp dụng vào dạy học ở Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội. (Xem chi tiết )

Đề xuất tách bài thi THPT quốc gia thành 2 phần

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho rằng kỳ thi THPT quốc gia là kỳ nên tách thành 2 phần đề dùng để tốt nghiệp THPT và phần thi đại học.

TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, đến năm 2015, theo Nghị quyết của Quốc hội và Trung ương, chúng ta xóa thi “3 chung” và chuyển về địa phương theo đúng tinh thần giảm áp lực, giảm tốn kém... , nhưng “được cái này, mất cái nọ”. Và đến năm 2018 mới bắt đầu lộ ra khiếm khuyết. (Xem chi tiết)

Hà Nội: Đề xuất 2 giáo viên/ lớp
Liên quan đến vấn đề quá tải, ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học này Hà Nội đã tăng 109.930 học sinh do đó đã xây mới 48 trường. 10 năm qua, học sinh Hà Nội tăng 41%, tăng 434 trường, phòng học cũng tăng 39%. (Xem chi tiết)

TPHCM đồng ý miễn học phí cho học sinh THCS
UBND TPHCM vừa công bố kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về chủ trương miễn học phí cho học sinh THCS tại các trường công lập. Theo thông báo, Chủ tịch UBND TP đã chủ trì cuộc họp thường trực UBND TP nghe báo cáo về chủ trương miễn học phí cho học sinh bậc THCS. Tham dự buổi họp có các thành viên của Thường trực UBND, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế- ngân sách HĐND TP, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở Tư pháp...(Xem chi tiết)

Hà Nội: Oái oăm xếp lịch nghỉ của học sinh vì ... thiếu chỗ học

Thiếu trường học, sĩ số lớp học vượt gần gấp đôi quy định khiến nhiều trường tiểu học tại Hà Nội phải sắp xếp lịch học luân phiên rất oái oăm, nghỉ thứ 4 và học thứ 7.

Phụ huynh nháo nhác tìm nơi gửi trẻ trong những ngày nghỉ giữa tuần. Nhiều CLB, trung tâm dạy thêm, học thêm nhân cơ hội này hút khách. Thiếu trường lớp học sinh phải nghỉ luân phiên, đó là thực trạng ngay đầu năm học mới ở giữa Thủ đô hiện nay. (Xem chi tiết)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách đánh vần phản biện GS Hồ Ngọc Đại

Sau chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại về sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục tại buổi trao đổi chuyên đề "Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0" ngày 8/9, PGS ngôn ngữ Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn sách, đã phản biện để làm rõ một số vấn đề và cho rằng việc rèn luyện kỹ năng phân tích cấu trúc âm tiết, luyện phát âm đối với học sinh bản ngữ (tiếng Việt) không thật sự cần thiết. (Xem chi tiết).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.