Một trong năm chiếc rìu có lưỡi hình bán nguyệt được tìm thấy trong một khu rừng ở Ba Lan. (Ảnh: Rừng Starogard qua Facebook) |
Một chuyên gia dò kim loại ở Ba Lan đã tìm thấy 5 chiếc rìu thời đồ đồng bị chôn vùi trong một khu rừng. Các nhà khảo cổ cho rằng các hiện vật này có thể đã được sử dụng để chặt gỗ hoặc cho mục đích thờ cúng.
Denis Konkol đang khám phá một khu vực có nhiều cây cối rậm rạp ở Kociewie, một vùng ở phía bắc Ba Lan, thì máy dò kim loại của anh phát ra tiếng bíp. Theo tờ Miami Herald, sau khi đào sâu khoảng 20 đến 30 cm xuống đất, anh đã khai quật được những dụng cụ kim loại này.
Các nhà khảo cổ đã phân tích năm chiếc rìu này và ước tính rằng chúng có niên đại khoảng 3.500 năm tuổi.
Igor Strzok, người bảo tồn di tích tỉnh Pomeranian,cho biết: “Những món đồ này khá hiếm ở những vùng đất thế này”.
Piotr Klimaszewski, người đứng đầu Cục Di tích Khảo cổ học, mô tả các hiện vật này là “rìu loại Tautušiai” – một công cụ có cổ thon và lưỡi hình bán nguyệt có liên quan đến Tautušiai, một ngôi làng ở Lithuania. Các quan chức viết trong bài đăng trên Facebook rằng, các công cụ này có thể được sử dụng để chặt gỗ hoặc đánh nhau.
Tuy nhiên, có thể những chiếc rìu này đã được sử dụng như một phần của "thực hành sùng bái" hoặc "hy sinh", Klimaszewski cho biết thêm. Ngoài các công cụ này, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một chiếc xương mác 2.000 năm tuổi (một chiếc trâm cài nhỏ) - được dùng để buộc quần áo, theo Miami Herald.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn rằng tại sao các cổ vật lại có thể xuất hiện trong rừng, đồng thời nói thêm rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu đầy đủ về lịch sử của chúng. Nhưng nhóm nghiên cứu thực sự ngạc nhiên về tình trạng được bảo tồn tuyệt vời của những chiếc rìu này.