Tìm ra khắc tinh HIV trong sữa mẹ

Tìm ra khắc tinh HIV trong sữa mẹ
Một trong những protein có trong sữa sẽ bảo vệ trẻ em chống lại lây nhiễm HIV. Những bà mẹ đã bị nhiễm bệnh, là mối lo sợ có thể gây truyền nhiễm HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS cho con họ khi chúng bú sữa mẹ.

> Sữa mẹ bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm HIV

Chất tenascin-C trong sữa mẹ có tác dụng trung hòa HIV
Chất tenascin-C trong sữa mẹ có tác dụng trung hòa HIV.

Sữa mẹ mang theo virus, và quá trình cho bú có thể kéo dài trong hai năm. Khoảng thời gian này đủ nhiều để cho việc lây nhiễm xảy ra.

Trên thực tế, gần như không phải lúc nào trẻ cũng bị lây nhiễm. Không tới 10% trẻ em bú sữa những bà mẹ nhiễm bệnh không được điều trị, bị nhiễm HIV.

Tại sao điều đó lại xảy ra? Tất cả vẫn duy trì một bí mật. Nhưng bà Genevieve Fouda thuộc Đại học Duke ở Bắc Carolina, Mỹ và các đồng nghiệp của bà nghĩ rằng họ đã có câu trả lời. Nếu họ đúng, nhiều trẻ em đã may mắn tránh được bệnh AIDS. Đồng thời nhờ đó có thể phát triển thành một loại vũ khí mới để tấn công căn bệnh.

Rõ ràng có một chất nào đó trong sữa có thể khống chế được HIV. Những trải nghiệm ban đầu đã nhận dạng được các protein có khả năng làm được điều này trong một quy mô nhất định, nhưng vẫn chưa đủ để giải thích tất cả dữ liệu.

Sữa là hỗn hợp các chất phức tạp, vấn đề của nữ tiến sĩ Fouda là làm thế nào để tách chúng ra từng phần để tìm ra loại chất có ưu điểm kể trên. Điều này có nghĩa phải cho sữa tươi đi qua hàng loạt quá trình, mỗi quá trình tách chúng thành những thành phần nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa, đồng thời xét nghiệm mỗi thành phần về phẩm chất trung hòa HIV của nó, phẩm chất đó quy tụ trong một protein đơn tên là tenascin-C.

Những thí nghiệm xa hơn cho thấy loại protein này hóa giải HIV bằng cách bao bọc một protein trên bề mặt của virus, có tác dụng như một kháng thể được phát sinh bởi hệ miễn nhiễm đối với một mục đích đặc biệt.

Đây là một điều ngạc nhiên, vì tenascin-C không phải là một kháng thể, cũng không phải là một đối tượng có chức năng kháng virus nào cả. Công việc của nó mà người ta biết được, đó là giúp phát triển não của phôi thai đồng thời hỗ trợ điều trị các vết thương. Nó cũng có một hình dáng thích hợp để có thể tự gắn dính vào với lớp protein màng bao của HIV, điều này dường như hoàn toàn ngẫu nhiên.

Trên thực tế, do AIDS là một chứng bệnh mới xuất hiện, nên các nhà khoa học chưa thể khám phá kịp thời được một loại protein kháng HIV mới mẻ nào.

Hoặc tenascin-C hay một chất nào đó xuất phát từ nó, có thể giúp các bác sĩ triển khai chống HIV, sẽ ưu điểm hơn nhiều so với việc chỉ thuần túy đề kháng lại chúng bằng hình thức tự nhiên như chúng ta đã thấy.

Càng tốt hơn nữa, nếu các bà mẹ đã bị nhiễm HIV hiện nay được cho các loại thuốc chống virus, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của họ và sức khỏe của trẻ sơ sinh đang bú sữa họ. Do đó khám phá của tiến sĩ Fouda có lẽ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

Với một chiến dịch chống AIDS rộng rãi hơn, điều đó có thể là một bước tiến quan trọng. Những chiến lược gia điều khiển chiến dịch đang chuyển đổi sự tiếp cận từ thế phòng thủ sang thế tấn công AIDS, và đang bàn bạc về một thế giới tương lai không còn bệnh AIDS nữa. Đối với họ, một protein tự nhiên có trong cơ thể người có khả năng trung hòa được virus quả là một thực tế đáng quan tâm.

Theo VĂN KHANH
Economist/Công an TPHCM

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.