Tiết lộ khó tin về tàu sân bay độc nhất của Trung Quốc

Tiết lộ khó tin về tàu sân bay độc nhất của Trung Quốc
TPO - Vào thời điểm năm 1998, thương gia Xu Zengping đã thuyết phục được xưởng đóng tàu Ukraine bán cho ông ta con tàu sân bay Variag- vốn đang đóng dở khi đó. Thương vụ này cũng đã mở ra một bước ngoặt cho cuộc đời Xu Zengping.

Thực chất, trong thương vụ mua tàu sân bay Variag kể trên, ông Xu chỉ là người thay mặt Hải quân Trung Quốc. Như tất cả đều biết, còn tàu này chính là tiền thân của tàu sân bay Liêu Ninh hiện tại. Bản thân ông Xu, cũng là một cựu cầu thủ bóng rổ của Ban chỉ huy quân sự Quảng Châu-Trung Quốc. 

Trên tờ South China Moring Post mới đây, vị thương gia này đã kể lại hành trình khó nhọc đưa con tàu từ Ukraine về Trung Quốc, cũng như những đắng đót mà ông phải gánh chịu từ thương vụ này.

Theo như lời Xu kể, việc thương thảo mua tàu không phải là chuyện khó nhất trong thương vụ này. Chỉ vài ngày sau nhưng cuộc thương thảo "ngây ngất men rượu", Xu đã có con tàu.  Ngày 30/4/1999, sau khoản thanh toán cuối cùng, con tàu khổng lồ đã được chuyển giao cho Xu tại Ukraine. Việc tiếp theo của ông là cùng nó trở về Trung Quốc...

Nhổ neo

Xưởng đóng tàu Ukraine một mực cho rằng, họ không có trách nhiệm chuyển con tàu từ Biển Đen tới Trung Quốc. Thế nên Xu đã phải tìm tới công ty vận tải quốc tế International Transport Contractors (ITC) của Hà Lan để lai dắt con tàu xuyên Đại Tây Dương về cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. 

Tiết lộ khó tin về tàu sân bay độc nhất của Trung Quốc ảnh 1

Hành trình từ Ukraine về Trung Quốc  của Variag

Ngày 14/6/1999, tàu Variag cùng tàu kéo Seble Cape của ITC nhổ neo. Chuyến đi yên ả cho tới khi họ tới eo biển Boshphorus, biên giới biển tự nhiên giữa Đông và Tây Thổ Nhĩ Kỳ. 

Đáng chú ý, trước thời điểm con tàu này nhổ neo vài tuần, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng sau sự kiện đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư khi đó) bị trúng bom của NATO. 

Thế nên Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO của Mỹ, đã không cho phép chiếc tàu sân bay Variag đi qua eo Boshphorus và cương quyết buộc Varyag phải quay trở lại Ukraine. 

"Tôi cảm thấy bất lực trước cảnh đợi chờ để được vào eo biển Bosphorus. Thậm chí, tôi đã tính tới tình huống xấu nhất: đánh chìm con tàu khổng lồ xuống đáy eo biển chứ quyết không để rơi vào tay các đối thủ", ông Xu cho biết:

Con tàu mòn mỏi chờ đợi tại cảng thêm tới 15 tháng. Sau nhiều động thái tác động của quan chức Trung Quốc, mãi tới ngày 25/8/2001, Thổ Nhĩ Kỳ mới quyết định cho phép Varyag đi qua eo biển để sang vùng biển Địa Trung Hải. 

Chiếc tàu sân bay một lần nữa lại tiến ra khỏi Biển Đen. Ngày 1/11/2001, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển để Varyag cùng đoàn hộ tống gồm 11 tàu kéo và 15 tàu cứu trợ đi qua...

Chưa hết, trên hành trình về Trung Quốc, tàu sân bay Variag lại gặp nạn khi các cơn bão đã làm đứt cáp nối giữa con tàu này với các tàu kéo. Chiếc tàu sân bay trôi dạt trên vùng biển Aegean gần đảo Skyros trong bốn ngày trước khi kết nối lại được cáp kéo. 

Tiết lộ khó tin về tàu sân bay độc nhất của Trung Quốc ảnh 2

Xu Zengpin (thứ ba từ bên phải) cùng các tuyển thủ bóng rổ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong những năm 1970. Ảnh: SCMP.

Thời gian còn lại của năm, Variag cùng các tàu kéo nhích dần trên Địa Trung Hải, đi qua eo biển Gibraltar để ra Đại Tây Dương. Đoàn đi vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) và tới eo biển Malacca. Ngày 03/3/2002, tàu Variag vào cảng Đại Liên-Trung Quốc. "Vào thời điểm đó, tôi như đứa con lạc mẹ trở về nhà. Thật là mừng", Xu nhớ lại. 

Vị đắng Variag

Điều mà Xu không ngờ tới là thương vụ mua tàu Variag lại đẩy ông vào một hoàn cảnh khó khăn.

"20 triệu USD chỉ là giá mua con tàu. Trên thực tế, từ năm 1996-1999, tôi đã phải chi trả ít nhất 120 triệu USD cho các chi phí liên quan đến thương vụ này. Những tới giờ tôi vẫn chưa được thanh toán các khoản chi này", Xu cho biết.

Để chi trả cho các khoản chi kể trên, Xu nói rằng ông đã phải bán nhiều biệt thự, cũng như vay nợ bạn bè, chưa kể phải bỏ bê công việc kinh doanh của bản thân.

Tiết lộ khó tin về tàu sân bay độc nhất của Trung Quốc ảnh 3

Xu Zengping chỉ tay hướng tàu sân bay Liêu Ninh tháng 3/2002. Ảnh: SCMP

"Tôi đã mất 18 năm để có thể hoàn trả hết số nợ. Khoản tiền lãi suất cuối cùng được trả trong năm nay", Xu cho biết.

Cũng vì những khoản nợ, Xu từng bị kiện nhiều lần. Theo cuốn sách “Tàu sân bay của Trung Quốc”(China’s carrier) do Nhà xuất bản Phát triển Trung Quốc (China Development Press) phát hành, Xu đã thương thảo với Ủy ban Nhà nước Trung Quốc trong suốt ba năm về các khoản chi phí liên quan tới thương vụ mua tàu sân bay, nhưng phía chính quyền chỉ đồng ý thanh toán 20 triệu USD tiền mua tàu. Các chi phí khác chỉ được thanh toán nếu như Xu cung cấp đầy đủ hóa đơn.

Một trong những người bạn của Xu cho biết, vị thương gia này đã rơi vào cơn bĩ cực về tài chính khi không được thanh toán các khoản chi kể trên. “Trong nhiều năm, ông ta chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ tài chính từ bạn bè”.

Dẫu vậy, thương vụ tàu sân bay cũng khiến Xu được an ủi đôi phần, ông bày tỏ: “Một số chuyên gia hải quân kể với tôi rằng thương vụ do tôi thực hiện đã giúp đất nước tiết kiệm 15 năm nghiên cứu khoa học. Tôi cũng không thể miêu tả được niềm vui của mình khi chứng kiến tàu Liêu Ninh chính thức được biên chế vào Hải quân Trung Quốc. Cảm giác hạnh phúc đó giống như một người cha chứng kiến con mình lớn lên và kết hôn".

Theo Theo South China Moring Post
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.