Tiếp xúc ánh nắng mặt trời giảm 50% nguy cơ ung thư

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thực sự có thể giảm một nửa nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, theo các chuyên gia.

Nghiên cứu trước đây của GS. Rachel Neale cho hay, những người sống ở các khu vực có mức độ các tia UV cao hơn giảm 30-40% ung thư tuyến tụy so với những người đã sống trong khu vực có tia UV thấp hơn.

Các giáo sư từ Viện Nghiên cứu Y học Berghoffer QIMR ở Brisbane (Úc) hiện đang tuyển dụng 25.000 người Úc trên 60 tuổi tham gia vào một nghiên cứu để kiểm tra việc vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, thực quản và ung thư tuyến tụy.

Giáo sư Neale cho hay, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất quan trọng, đặc biệt với những người không có đủ thời gian để đi ra ngoài.

"Thậm chí chỉ 2-3 phút mỗi ngày cũng đủ để có được nguồn vitamin D", giáo sư Neale nói.

Không đủ ánh sáng mặt trời có thể gây ra bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương hoặc xương mềm ở người lớn.

Thiếu vitamin D còn có thể làm màu da chúng ta tối đi. Những người luôn ở trong nhà do công việc, trẻ sơ sinh của các bà mẹ thiếu vitamin D và bệnh nhân bị loãng xương có nguy cơ cao.

Hội đồng Ung thư Úc khuyên rằng, mọi người nên đi ra ngoài mà không có bất kỳ sự che chắn nào khoảng giữa trưa 30 phút mỗi ngày để có đủ vitamin D trong mùa đông.

Nghiên cứu trước đây với hàng trăm người tham gia cho thấy, việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím cao làm giảm 30% nguy cơ ung thư buồng trứng và 40% nguy cơ ung thư thực quản.

Tuy nhiên, giáo sư Neale cho biết vẫn không có đủ bằng chứng để khẳng định điều này và cần nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa tia cực tím và một số bệnh ung thư.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG