Tiếp tục tranh cãi về kịch hình thể

Tiếp tục tranh cãi về kịch hình thể
TP - Sau một thời gian vở kịch hình thể Nguyễn Du với Kiều tốn khá nhiều giấy mực, Nhà hát Tuổi trẻ cùng Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN tọa đàm về thực trạng và tương lai của loại hình kén khản giả này.

> Đồng tính nữ lên sân khấu
> Liều với Kiều

Tọa đàm sáng 7-12, thì tối hôm trước Nhà hát Tuổi trẻ hâm nóng không khí bằng đêm diễn lại vở gây tranh cãi thời gian gần đây Nguyễn Du với Kiều. Không riêng kịch hình thể, sân khấu nói chung vẫn trong thời gian khủng hoảng khán giả trầm trọng, chưa nhìn thấy điểm dừng.

Cho đến lúc này thì kịch hình thể đương đại chưa thể có người xem đại trà, là cảm nhận chung của nhiều chuyên gia sân khấu.

Tuy vậy, không mất quá nhiều thời gian cho thực trạng, dù tên tọa đàm là “Kịch hình thể đương đại-Thực trạng và phát triển”, những người tâm huyết với sân khấu dành thời gian để tranh luận quanh các giải pháp.

NSND Phạm Thị Thành kể, một số người được mời đi xem Tâm linh Việt hay Nguyễn Du với Kiều bảo khó hiểu. Mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo trong vở diễn của NSND Lan Hương đáng ghi nhận, nhưng cách xử lý trên sân khấu khiến khán giả nghĩ rằng đạo diễn để Kiều thành Phật.

“Đừng bắt họ xem vội mà hãy dẫn giải họ vào thế giới của những động tác cơ thể biết nói, bằng các bài tập như kiểu tìm hiểu ngoại khóa của chương trình sân khấu học đường hoặc các CLB dành cho thanh thiếu niên và cả nhi đồng”, NSƯT Lê Chức đề nghị.

Ngôn ngữ hình thể là điều cốt yếu của thể loại này, nhưng phải thừa nhận đây chưa phải điểm mạnh của dàn diễn viên của ta.

Theo thông tin của Giám đốc Trương Nhuận, đoàn kịch hình thể chịu nhiều thiệt thòi nhất: Ngân sách có hạn lại phải ưu tiên cho các đoàn chính kịch, hài kịch nên không phải năm nào đoàn cũng đủ tiền dựng vở.

Khi mà trưởng đoàn, NSND Lan Hương dù có bằng thạc sĩ, nhưng vẫn nhận mức lương diễn viên hạng 3, thì nhà hát khó có đủ tiềm lực hội tụ được nhiều diễn viên vừa giỏi lại vừa đẹp hình thể.

Trong phần phát biểu về các giải pháp, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhấn mạnh, dù già hay trẻ đều thích kịch hay, và muốn gì thì kịch phải có khán giả thì mới có thể xem là thành công.

Nhiều vở chính kịch dựng công phu, kịch bản tốt mà mỗi đêm diễn cũng chỉ bán được đôi chục vé là thường tình. Bởi vậy loại hình thể nghiệm chấp nhận cho thật nhiều, nhận lại chẳng bao nhiêu.

“Có lẽ là trước mắt phải chọn những người xem trẻ tuổi là sinh viên và học sinh là chính, nhưng phải ươm mầm những người xem trong tương lai từ các học sinh nhỏ tuổi hôm nay”, NSƯT Lê Chức nói.

Lãnh đạo nhà hát cũng thừa nhận, hơn chục năm trước chính nhà hát từng phát hàng nghìn vé mời cho sinh viên, để nuôi dưỡng thế hệ khán giả sau này.

Đối tượng này có thể rất thích xem nhưng không có khả năng tài chính, buộc các nghệ sĩ phải cầu đến các quỹ tài trợ của các tổ chức, đại sứ quán trong các dự án liên kết về các vấn đề xã hội. Xem ra mô hình này giúp nhà hát tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Tọa đàm về kịch hình thể sau 10 năm chập chững chưa thể giải quyết rốt ráo những tranh luận về nó, nhưng ít ra tiếp sức cho các nghệ sĩ tiếp tục cuộc chơi chông gai- như NSND Lan Hương tự nhận.

Chị cũng hứa trong thời gian tới tiếp tục đeo đuổi loại hình này, mà điều được nhiều chuyên gia sân khấu quan tâm là phải rút ra lí luận, làm cơ sở trao truyền cho nghệ sĩ trẻ khi Lan Hương nghỉ hưu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.