Tienphong Bank phản ứng vụ 'siêu lừa' Huyền Như

Tienphong Bank phản ứng vụ 'siêu lừa' Huyền Như
Ngày 15/1, Ngân hàng Thương mại CP Tiên Phong (TPBank) cho biết, những lãnh đạo đương nhiệm không liên quan tới vụ án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như.

Theo đó, ngân hàng này khẳng định: Vụ việc liên quan xảy ra từ năm 2011 và các lãnh đạo Ngân hàng Tiên phong (liên quan trực tiếp) đều không còn làm việc tại TPBank nữa. Chính vì vậy, sự việc không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động đang rất ổn định và hiệu quả của TPBank (khác với Ngân hàng Tiên Phong) hiện nay.

Tuy vậy, để làm rõ quan điểm, TPBank đã có công văn gửi tới Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân TP HCM và Tòa án Nhân dân TP HCM. Qua đó, khẳng định TPBank đã làm đúng các quy định pháp luật liên quan, cụ thể: “Không phải là ủy thác cho Huỳnh Thị Huyền Như hay bất cứ cá nhân nào”; giao dịch ủy thác giữa TPBank và các công ty nhận ủy thác là độc lập; việc thu hồi số tiền đã bị thất thoát trong tài khoản của các công ty nhận ủy thác đầu tư này (tại Vietinbank là quyền lợi, trách nhiệm của họ với tư cách chủ tài khoản), không liên quan đến TPBank.

Ngân hàng này cho rằng thông tin đại diện Viện kiểm sát Nhân dân TP HCM (giữ quyền công tố trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo) nói TPBank “đã vi phạm qui định pháp luật khi thực hiện ủy thác đầu tư, ... từ đó đề nghị xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo trước đây” là chưa phù hợp với thực tế và chưa đúng với bản chất của sự việc.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.