Tiêm kích F-16 bị Syria bắn rơi, Israel quy trách nhiệm cho phi công

Hiện trường vụ F-16 của Israel bị Syria bắn hạ hôm 10/2. Ảnh: Reuters
Hiện trường vụ F-16 của Israel bị Syria bắn hạ hôm 10/2. Ảnh: Reuters
TPO - Israel đã quy trách nhiệm cho phi công trong kết luận điều tra vụ tiêm kích F-16 bị hệ thống phòng không của Syria bắn rơi hôm 10/2.

Liên quan đến vụ tiêm kích F-16 của Israel bị hệ thống phòng không của Syria bắn rơi hôm 10/2, Không quân Israel (IAF) đã quy trách nhiệm đối với phi công sau khi mở một cuộc điều tra.

Trước đó, chiếc F-16 của Israel bị bắn hạ khi đang tiến hành không kích "hệ thống kiểm soát thiết bị bay không người lái (UAV) của Iran tại Syria", nhằm đáp trả việc Iran đưa UAV vào lãnh thổ Israel trước đó.

Phi công và hoa tiêu trên chiếc tiêm kích đã nhảy dù xuống phía bắc Israel. IAF sau đó mở cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hôm Chủ nhật vừa qua, Israel xác nhận, chiếc F-16 của nước này bị hệ thống tên lửa đất đối không S-200 (NATO gọi là SA-5) của Syria bắn hạ.

Các chuyên gia của Tel Aviv cũng xác định, phi công đã mắc sai lầm dẫn đến việc tiêm kích bị bắn hạ. Kết luận trên căn cứ vào phân tích trình tự thời gian của các sự kiện trong cuộc không kích của Israel và phản ứng của Syria.

“Hành động của phi hành đoàn không phù hợp với thứ tự ưu tiên được chỉ dẫn để đối phó với mối đe doạ tên lửa”, trích báo cáo của IAF.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời của một quan chức cao cấp IAF nhấn mạnh, một số chiến đấu cơ khác khi cùng tiêm kích F-16 tham gia cuộc không kích, đã tránh được hệ thống phòng không Syria trong lúc tiến hành nhiệm vụ.

Tài liệu điều tra cũng cho biết, phi hành đoàn của chiếc F-16, đã được thông báo kịp thời về mối đe doạ.

Được biết, chiếc F-16 rơi hôm 10/2 là máy bay chiến đấu đầu tiên của Israel bị bắn hạ kể từ năm 1982.

Theo Theo RT, Sputnik
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.