Thuốc nào làm mệt thận?

Thuốc nào làm mệt thận?
Quá trình suy thận (thận mất khả năng lọc máu cho cơ thể) diễn ra một cách nhanh chóng (gọi là suy thận cấp) hoặc từ từ (suy thận mãn)

Thuốc nào làm mệt thận?

Quá trình suy thận (thận mất khả năng lọc máu cho cơ thể) diễn ra một cách nhanh chóng (gọi là suy thận cấp) hoặc từ từ (suy thận mãn)

Thuốc nào làm mệt thận? ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Một số loại dược phẩm như thuốc kháng viêm không steroids (non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs), thuốc trị cao huyết áp, một vài dạng thuốc kháng sinh, các phẩm màu dùng trong X - quang hay bức xạ có thể gây suy thận cấp.

Các thuốc NSAIDs can thiệp vào sự tổng hợp prostaglandin, vốn là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đủ lượng máu đi đến thận. Thiếu prostaglandin đồng nghĩa với việc giảm lưu lượng máu đến thận, làm cho thận hoạt động kém hiệu quả. Những bệnh nhân sử dụng NSAIDs liều cao, những bệnh nhân sẵn có các vấn đề về thận, bệnh nhân cao tuổi… rất dễ bị suy thận do NSAIDs gây ra. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu, nếu sử dụng thêm NSAIDs càng dễ bị suy thận. Vì vậy, những nhóm bệnh nhân này không nên tự ý mua thuốc NSAIDs để sử dụng mà cần phải có chỉ dẫn rõ ràng từ thầy thuốc.

Thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II là những nhóm thuốc dùng để trị bệnh cao huyết áp. Khi mới sử dụng những loại thuốc này, bệnh nhân nên khởi đầu ở liều thấp; sau đó, thường xuyên xét nghiệm máu để giám sát chức năng thận. Suy thận nhẹ thường xảy ra ở giai đoạn đầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu chức năng thận suy giảm quá 30% thì cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay. Trong quá trình dùng, tuyệt đối không nên sử dụng kèm các thuốc NSAIDs.

Kháng sinh Aminoglycoside là những loại kháng sinh rất hữu dụng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, khoảng 10% - 20% bệnh nhân bị suy thận khi sử dụng nhóm kháng sinh này, nhất là khi uống với liều cao hoặc dùng trong thời gian dài. Quá trình suy thận sẽ dễ thấy rõ chỉ sau một tuần sử dụng nhóm kháng sinh Aminoglycoside.

Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và bệnh thận càng dễ bị suy thận nếu được chụp X - quang có dùng màu phản quang. Khi lượng màu sử dụng nhiều, bệnh nhân bị mất nước thì càng dễ bị suy thận. Do vậy, bệnh nhân cần nạp vào cơ thể lượng nước thích hợp và dùng phẩm màu ít tác dụng phụ hơn.

Đối với những người dễ mắc bệnh thận, một vài loại dược phẩm như thuốc lợi tiểu sẽ làm cơ thể bị mất nước dẫn đến suy thận. Người bệnh cần lưu ý những loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng virus có thể gây suy thận. Trong trường hợp suy thận, bệnh nhân cần ngưng sử dụng các loại thuốc này; sau đó thông báo cho bác sĩ vì sử dụng chung nhiều loại dược phẩm cùng lúc thì đồng nghĩa với “bức tử” thận nhanh hơn.

Theo Người Lao Động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG