Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến, diễn biến dai dẳng, gây đau đớn cho bệnh nhân, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, còn dễ gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em cho đến những người cao tuổi. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết axít. Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết axít, giảm tác dụng của axít dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Bệnh thường bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng... Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính.
Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 1 Những thức ăn hoặc đồ uống lạnh sau khi đi vào dạ dày sẽ làm nhiệt độ trong dạ dày giảm nhanh chóng. Các mao mạch trong thành dạ dày sẽ co lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp nhận cũng như co bóp để tiêu hóa thức ăn. Ảnh minh họa: Internet
Dưa chuột Dưa chuột có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn. Đậu xanh Các nhà khoa học đã chứng minh, những người bị đau dạ dày, tụy yếu không nên ăn đậu xanh. Vì trong đỗ xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cả thịt gà, nên trong thời gian ngắn dạ dày sẽ khó mà tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng trong đỗ sẽ sinh khó tiêu, trướng bụng… Hơn nữa đỗ xanh thuộc loại thức ăn lạnh, nên sau khi ăn đỗ xanh, bệnh sẽ dễ tái phát hay trở nặng.
Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 2 Những thức ăn rán, chiên thường khó tiêu hóa nên dễ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét. Ảnh minh họa: Internet
Sữa

Trước đây, người ta nghĩ rằng việc uống một ly sữa có thể làm giảm chứng đau dạ dày. Chuyện này đúng, nhưng chỉ đúng một nữa. Vì sữa sau khi xoa dịu dạ dày lại gây ra phản ứng kích thích các tuyến axit trong dạ dày hoạt động nhiều hơn. Loại axit này sẽ làm người bệnh dễ bị đau đớn hơn.

Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 3 Trước đây, người ta nghĩ rằng việc uống một ly sữa có thể làm giảm chứng đau dạ dày. Chuyện này đúng, nhưng chỉ đúng một nữa. Vì sữa sau khi xoa dịu dạ dày lại gây ra phản ứng kích thích các tuyến axit trong dạ dày hoạt động nhiều hơn. Loại axit này sẽ làm người bệnh dễ bị đau đớn hơn. Ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm lên men Vị chua trong dưa cà muối, giấm, mẻ, sữa chua... sẽ kích thích việc tiết axit và các men tiêu hóa trong dạ dày nhiều hơn. Khi lượng axit và men tiêu hóa quá nhiều có thể gây ra viêm loét dạ dày. Món ăn cứng, thô ráp Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. Món rán, chiên Những thức ăn rán, chiên thường khó tiêu hóa nên dễ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 4 Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm. Ảnh minh họa: Internet
Đồ ăn quá mặn Mắm, tương, chao... hay các món nấu quá mặn sẽ thường làm tăng sự bài tiết acid của dạ dày, gây ra các cơn đau. Đồ ăn lạnh Những thức ăn hoặc đồ uống lạnh sau khi đi vào dạ dày sẽ làm nhiệt độ trong dạ dày giảm nhanh chóng. Các mao mạch trong thành dạ dày sẽ co lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp nhận cũng như co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 5 Cũng như tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa cũng cần có quy luật làm việc và nghỉ ngơi. Việc ăn vặt thường xuyên sẽ phá vỡ quy luật này và buộc dạ dày luôn ở trong trạng thái “tất bật” để tiêu hóa thức ăn. Ảnh minh họa: Internet
Đồ ăn vặt Cũng như tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa cũng cần có quy luật làm việc và nghỉ ngơi. Việc ăn vặt thường xuyên sẽ phá vỡ quy luật này và buộc dạ dày luôn ở trong trạng thái “tất bật” để tiêu hóa thức ăn. Kẹo cao su Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến đau dạ dày. Khi nhai, bạn hít vào một lượng khí lớn gây đầy hơi và trướng bụng. Bên cạnh đó, kẹo cao su có chất làm ngọt, một lượng nhỏ nhưng đủ để dạ dày sưng. Nguyên nhân là chất này kéo nước vào phần ruột lớn, gây trướng bụng, nhiều hơn có thể khiến bạn tiêu chảy.
Thực phẩm 'sát thủ' với người đau dạ dày, thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa ảnh 6 Rượu, bia, cà phê, trà... các loại gia vị hành, tỏi, ớt, tiêu… khi được dùng quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các lớp niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng bỏng hoặc xuất huyết dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Đồ uống, gia vị có tính kích thích Rượu, bia, cà phê, trà... các loại gia vị hành, tỏi, ớt, tiêu… khi được dùng quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các lớp niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng bỏng hoặc xuất huyết dạ dày. Người đau dạ dày không nên ăn quá no khiến cho dạ dày và ruột tăng thêm gánh nặng, giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa. Tuổi thọ của các tế bào trên niêm mạc dạ dày khá ngắn, 2 -3 ngày tái tạo một lần. Nếu bữa ăn trước vẫn chưa tiêu hóa, bữa ăn sau lại dồn tiếp thức ăn vào, dạ dày rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc khó có cơ hội hồi phục. Khi ấy dạ dày sẽ tiết ra nhiều dịch vị, phá hỏng niêm mạc. Cơn đau dạ dày càng trầm trọng, lâu ngày bị viêm loét. Đồ ăn cho người đau dạ dày nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để giảm áp lực hoạt động tiêu hóa cho dạ dày. Nhai chậm, nhai kỹ để tăng tiết dịch tụy, giảm dịch mật và axit hydrochloric. Sau ăn người bị đau dạ dày không nên lao động hay chạy nhảy ngay mà nên nghỉ ngơi.
MỚI - NÓNG
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
TPO - Hành trình 25 năm của chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” là thanh xuân tiếp nối của rất nhiều thế hệ thanh niên Cà Mau. Dù thời gian trôi qua nhưng những ký ức mãi xanh đã phần nào đọng lại khi nhìn về những năm tháng đầy khó khăn, được cùng ăn, cùng ở, cùng làm, được góp sức trẻ vào những công trình vì cộng đồng.