Thừa tiền, thiếu trách nhiệm vụ cắm bừa biển báo trên cao tốc?

 Trong một khuôn hình máy ảnh ghi lại, có ít nhất có 6 biển báo giao thông cùng xuất hiện
Trong một khuôn hình máy ảnh ghi lại, có ít nhất có 6 biển báo giao thông cùng xuất hiện
TPO - Theo các kỹ sư ngành xây dựng công trình giao thông, biển báo trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang kém thẩm mỹ, thừa, sai quy định, gây rối mắt, mất an toàn giao thông. Đây là điều nghịch lý khi ngành GTVT luôn "kêu" thiếu hàng trăm tỷ để bổ sung, thay thế biển báo. 

Từ thông tin phản ánh của nhiều lái xe cho rằng, biển báo tuyến đường Hà Nội – Bắc Giang có rất nhiều dấu hiệu bất thường so với các tuyến cao tốc, nhóm phóng viên cùng một thạc sỹ về công trình giao thông đi thực tế trên tuyến.  

Thừa tiền, thiếu trách nhiệm vụ cắm bừa biển báo trên cao tốc? ảnh 1Biển báo chồng biển báo
Quá trình di chuyển thực tế trên tuyến đường này, đặc biệt là đoạn Hà Nội – Bắc Ninh, chúng tôi rất khó có thể quan sát, đưa ra quyết định điều khiển xe nếu phải căn cứ theo biển báo vì có quá nhiều biển báo. Có đoạn, trong tầm mắt nhìn lên phía trước, cùng thời điểm có đến 6 biển báo hiệu giao thông (nằm trong quãng đường chỉ khoảng 50 m, không kể các biển báo quảng cáo). Điển hình nhất là việc lặp đi lặp lại của biển báo cùng một nội dung ở khoảng cách rất gần. Cụ thể, hầu hết cặp biển báo tốc độ được lắp trên giá long môn và cả cần vươn chỉ cách nhau khoảng 10 -15 m. “Sau một biển báo tốc độ, phải có nút giao cắt thì mới cần biển báo nhắc lại tốc độ. Tại đây, không có nút giao, chỉ cách hơn 10m lại cắm biển là không cần thiết, lãng phí” – anh này cho hay.

Tổng cục Đường bộ đã thành lập đoàn kiểm tra hệ thống biển báo trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang vào chiều ngày 30/7. Ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng vụ An toàn giao thông dẫn đầu đoàn thanh tra. Qua thực tế kiểm tra, đoàn thanh tra thừa nhận có nhiều bất hợp lý về biển báo trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang như báo Tiền Phong phản ánh.



Không chỉ thừa, gây rối mắt, kỹ sư giao thông chuyên về thiết kế đường này cũng chỉ ra một số biển đặt sai vị trí, “nực cười”. Chẳng hạn, trên chiều từ Bắc Giang về đến đoạn cách Hà Nội 25 km, đột nhiên người đi đường thấy biển báo “lối vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang” nằm giữa tuyến cao tốc. “Biển báo lối vào cao tốc chỉ đặt ở đầu tuyến, hoặc từ đường nhánh dẫn vào cao tốc, không ai đặt giữa tuyến như vậy cả” – anh này nói.

Từ cơ sở này, phóng viên Tiền Phong phản ánh đến các cơ quan chuyên môn của Tổng cục Đường bộ. Tổng cục Đường bộ đã thành lập đoàn kiểm tra hệ thống biển báo trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang vào chiều ngày 30/7. Ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng vụ An toàn giao thông dẫn đầu đoàn thanh tra. Qua thực tế kiểm tra, đoàn thanh tra thừa nhận có nhiều bất hợp lý về biển báo trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang như báo Tiền Phong phản ánh. Theo đó, trên tuyến đường có nhiều chỗ cắm quá nhiều biển báo, nhất là đoạn Hà Nội – Bắc Ninh. Nhiều điểm giao cắt có đến 4 – 5 biển báo. Điều này làm mất tập trung cho người lái xe.

Trên tuyến đường còn xuất hiện tình trạng có nhiều biển báo có thông tin trùng nhau và đặt ở gần nhau dẫn đến sự lãng phí không cần thiết. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện một số điểm báo đặt chưa đúng vị trí.

Ông Lăng cho biết, để khắc phục tình trạng trên, đoàn thanh tra yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư BOT Hà Nội – Bắc Giang giảm một số biển báo ở các vị trí có mật độ biển báo dày đặc và giảm số lượng chữ để người tham gia giao thông dễ nhận biết. Đồng thời, sử dụng các cảnh báo khác, như:  biển tam giác, vạch sơn…

Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng do liên danh Cty CP Đầu tư Văn Phú - Cty CP Tâp đoàn Đại Dương – Tổng Cty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty CP Đầu tư và thương mại 319 là nhà đầu tư. Dự án này ban đầu được phê duyệt là cao tốc (các biển báo cũng được thể hiện là cao tốc), tuy nhiên, tuyến này có tốc độ khai thác được quy định thấp hơn cả quốc lộ 1A. Dự án được đưa vào vận hành từ 3/1/2016.

MỚI - NÓNG