Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới

TPO - Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit - VBS) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội xúc tiến đầu tư khi gặp các lãnh đạo và CEO doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực.

Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng đã khai mạc sáng qua 6/11, với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế và đại diện doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Ngoài các sự kiện thường xuyên của diễn đàn, năm nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức thêm Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội xúc tiến đầu tư khi gặp các lãnh đạo và CEO doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực.

Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 1  Ảnh: Tường Đăng
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 2  Ảnh: Tường Đăng
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 3  Ảnh: Tường Đăng
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 4  Ảnh: Tường Đăng

Sự kiện diễn ra trong ngày 7/11 tại Đà Nẵng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tới dự và phát biểu tại đây. Tham gia hội nghị còn có các lãnh đạo bộ, ngành, giám đốc nhiều công ty tên tuổi trong nước và thế giới, cũng như đại diện các tổ chức quốc tế.

Chủ đề của VBS năm nay là "Việt Nam- Đối tác kinh doanh tin cậy". Chủ tịch VCCI – ông Vũ Tiến Lộc cho biết đây là diễn đàn hợp tác quốc tế lớn nhất sẽ được tổ chức thường niên tại Việt Nam, bắt đầu từ năm nay. Nội dung chủ yếu của VBS là bàn về cơ hội kinh doanh.

Sự kiện này là cơ hội để các nhà đầu tư quốc tế tìm hiểu về chính sách kinh tế và tiềm năng hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ được gặp gỡ, chia sẻ thông tin về xu thế thương mại và hội nhập quốc tế, cũng như kinh nghiệm hợp tác tại Việt Nam và khu vực APEC.

Năm nay, các đại biểu sẽ thảo luận về 6 chuyên đề, gồm Nông nghiệp Thông minh; Dịch vụ Tài chính; Y tế & Giáo dục; Kết cấu Hạ tầng; Du lịch và Đặc khu Kinh tế; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 5  Ảnh: Tường Đăng

VBS còn được tổ chức kết hợp với một triển lãm xúc tiến thương mại, đầu tư, với sự tham gia của đại diện 63 tỉnh thành. Triển lãm có tên "Việt Nam – Đối tác Kinh doanh Tin cậy và Giàu Tiềm năng" nhằm giới thiệu về địa phương, các dự án kêu gọi đầu tư, tiềm năng kinh tế các ngành: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ… . Đây cũng sẽ là nơi trưng bày các thành tựu nổi bật của nền kinh tế Việt Nam, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam.


Phát biểu mở màn Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, với vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực với một Chính phủ liêm chính và kiến tạo, Việt Nam đang mong muốn trở thành một điểm đến thân thiện cho các nhà đầu tư trên thế giới.
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 6  Ảnh: Tường Đăng

Theo ông Lộc, cùng với thu hút đầu tư và kinh doanh, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư với mong muốn các nhà đầu tư cùng đồng hành với Việt Nam và cùng thắng. Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, với một nền kinh tế đi sau, mức độ phát triển chưa cao, Việt Nam kỳ vọng các CEO hàng đầu thế giới chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm trong điều hành doanh nghiệp, trong phát triển công nghệ cao, trong xây dựng các chuỗi sản xuất.

“Những người ‘khổng lồ thế giới’ đến đây, chúng tôi tin rằng sẽ có những cơ hội khổng lồ cho Việt Nam. Chính phủ và người dân Việt Nam cam kết luôn đồng hành, sát cánh cùng các doanh nghiệp”, ông Lộc nói.


Mở đầu bài phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào mừng đến các đại biểu tham dự hội nghị. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và Tuần lễ cấp cao APEC được tổ chức ở Đà Nẵng với các hoạt động bên lề.
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 7  Ảnh: Tường Đăng

Dẫn nhiều con số, kết quả khảo sát của các tổ chức uy tín thế giới, Thủ tướng Chính phủ cho biết, 60% khảo sát đã coi VN là một trong những điểm đến uy tín, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo cáo mới đây của của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn. Năm 2017 dự kiến GDP tăng 6,7% và dự kiến 2020 thu nhập bình quân GDP đầu người của Việt Nam sẽ lên mức 3.000 USD. Dự kiến năm 2035 sẽ có 50% dân số Việt Nam gia nhập tầng lớn trung lưu. Điều này cho thấy Việt Nam đang dần gia nhập chuỗi kinh tế thế giới. Việt Nam đã cho thấy sự năng động của mình cũng như việc gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do của thế giới.

“Chúng tôi cũng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đến nay đã có hơn 24.000 dự án đầu tư nước ngoài từ 120 nền kinh tế trên thế giới đã được thực hiện tại Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.

Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, nhiều DN và nhà đầu tư đánh giá môi trường kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi mạnh mẽ. Xếp hạng 2018 về môi trường kinh doanh của Việt Nam đã xếp vị trí 88, tăng 14 bậc so với năm 2017.

Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 8  Ảnh: Tường Đăng

Bên cạnh đó, với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động trẻ, thu nhập người dân tăng nhanh, theo Thủ tướng Chính phủ, tiêu dùng trong nước đã là động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Mức tiêu dùng tăng cũng đã thu hút nhiều nhãn hàng của các tập đoàn thế giới đến đầu tư và bán sản phẩm. Dự báo đến 2020, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu ở thế giới về số người sử dụng internet.

“Chúng tôi quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, chú trọng đến tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, nỗ lực kéo những nhóm dân số thu nhập thấp lên mức thu nhập trung bình. Cùng đó chú trọng đầu tư kết nội cơ sở hạ tầng giữa các khu vực, nối khu vực nông thôn và thành thị”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Cùng với việc cam kết thực thi các chính sách mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết sẽ tiếp tục cải cách lĩnh vực thuế theo lộ trình để hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng đó, Việt Nam sẽ tiếp tục có những chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tham gia trong nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam.


Chia sẻ những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để Việt Nam có thể trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của cộng đồng các nhà đầu tư, bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho rằng, bên cạnh những nỗ lực về cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, Việt Nam cần chú trọng đến hàng loạt vấn đề mà WB cũng như các cộng đồng doanh nghiệp đã khuyến nghị. Theo đó, việc thay đổi chất lượng đào tạo nhân lực, giải quyết những vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng các chính sách phát triển bền vững… cũng là những vấn đề cần lưu ý.
Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 9  Ảnh: Tường Đăng

Cùng với khuyến nghị cần bổ sung các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tăng trưởng kinh tế, bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa trong lĩnh vực thuế, tài chính để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia. “Để có sức cạnh tranh hơn, Việt Nam cần hướng tới nền kinh tế xanh, thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư trong lĩnh vực đầu tư”, bà Victoria Kwakwa nói. 


Chia sẻ tại hội nghị, nguyên Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên Bang Đức và hiện là Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, ông Philipp Rosler cho rằng ông thấy phấn khích và tin tưởng Việt Nam thể hiện được năng lực cạnh tranh với môi trường đầu tư tuyệt vời, góp phần mang lại tương lai tươi sáng cho Việt Nam.

Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 10 Arnh: Tường Đăng

“Có thể các bạn nghĩ là khách quý nên sẽ đánh giá tốt, nhưng xin khẳng định, đây không phải là ý kiến của cá nhân mà căn cứ vào báo cáo của Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác đều cho thấy năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã có sự thăng hạng”, Philipp Rosler nói.

Theo ông Philipp Rosler, tài sản lớn nhất của Việt Nam không phải dầu khí, công nghệ, cơ sở hạ tầng mà chính là người dân. “Và ở đây, tôi xin nói với ngài Thủ tướng, đó là giới trẻ. Khu vực tư nhân cần phối hợp với khu vực công để nâng cao năng lực cạnh tranh và đây là thông điệp của Việt Nam ngày hôm nay”, ông Philipp Rosler nói thêm.


Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trực tiếp đối thoại với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đặt câu hỏi cho đại diện WB, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch tập đoàn BRG, Chủ tịch SeaBank cho rằng, trong thời gian tới WB sẽ có những chính sách gì để hỗ trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ cũng đặt câu hỏi về những khó khăn mà Việt Nam có thể gặp phải cũng như mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.

Chủ tịch tập đoàn Plizer cũng đặt câu hỏi về việc Việt Nam sẽ làm gì để trở thành một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư. Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Doji và Chủ tịch Ngân hàng Tiên Phong cho rằng, với một Chính phủ kiến tạo và quyết tâm cao của cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam sẽ cần làm gì để nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Chính phủ kiến tạo mà Việt Nam đang thực hiện sẽ được thực hiện thế nào cũng là câu hỏi được đặt ra với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng: Việt Nam gia nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới ảnh 11  Ảnh: Tường Đăng

Trả lời 3 câu hỏi của đại diện các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm nay thiên tai là một trong những vấn đề Việt Nam phải đối mặt. Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Vậy, Việt Nam cần làm gì, theo Thủ tướng, thành công đầu tiên chính là sự ổn định. Đặc biệt Việt Nam có chính sách tài khóa, tiền tệ rất chặt chẽ. Kinh tế Việt Nam luôn ổn định. Đồng tiền Việt Nam cũng ổn định nhất trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai những biện pháp cải cách mạnh mẽ. Trong năm 2017, chúng tôi đã cắt bỏ trên 5.000 thủ tục hành chính, giảm bớt các chi phí cho DN, giảm lãi suất vay ngân hàng. Việc cải cách thủ tục hành chính được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian tới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Theo người đứng đầu Chính Phủ, Việt Nam đang tiếp tục cải cách từ nông nghiệp, du lịch, thương mại. Trong những năm qua, khai khoáng đã giảm rất mạnh. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế của đất nước đã bớt phụ thuộc vào việc khai khoáng này. “Việt Nam cam kết tiếp tục đổi mới để ngày càng phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về việc tiếp tục thực hiện Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, sẽ thúc đẩy các cải cách, thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển.

(Tiếp tục cập nhật)

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.