Thủ tướng trẻ nhất châu Âu từ chức giữa bê bối tham nhũng

0:00 / 0:00
0:00
Ông Sebastian Kurz từ chức thủ tướng Áo. (Ảnh: Reuters)
Ông Sebastian Kurz từ chức thủ tướng Áo. (Ảnh: Reuters)
TPO - Ngày 9/10, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tuyên bố từ chức để kéo chính phủ liên minh khỏi bờ vực sụp đổ, trong bối cảnh ông đang bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng.

Ông Kurz phủ nhận đã làm sai, nhưng đồng ý sẽ từ chức. Bước đi của ông được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi một phiên họp đặc biệt của quốc hội diễn ra để chuẩn bị tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ tướng đương nhiệm.

Tuy nhiên, việc ông Kurz từ chức là vấn đề hình thức nhiều hơn thực chất. Ông vẫn sẽ là người đứng đầu đảng Nhân dân và trở thành nghị sĩ hàng đầu trong quốc hội, và ông có thể sẽ tiếp tục giữ vai trò lớn trong liên minh cầm quyền.

“Tôi muốn tạo điều kiện để chấm dứt sự bế tắc, để ngăn chặn hỗn loạn và bảo đảm ổn định”, ông Kurz nói trong tuyên bố gửi tới báo chí.

Ông nói thêm rằng ông đề cử Ngoại trưởng Alexander Schallenberg, một nhà ngoại giao kỳ cựu được đảng của ông Kurz ủng hộ, trở thành thủ tướng. Đảng Xanh trong liên minh cầm quyền nhanh chóng khẳng định chấp nhận đề cử này.

Từng được coi là "ngôi sao" của phe bảo thủ ở châu Âu với chính sách nhập cư cứng rắn, ông Kurz, 35 tuổi, trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất châu lục vào năm 2017, khi ông lập liên minh với đảng Tự do, sau khi đảng này sụp đổ vì bê bối năm 2019. Bị quốc hội miễn nhiệm nhưng ông Kurz chiến thắng trong cuộc bầu cử sau đó.

Cho đến nay, ông Kurz vẫn giữ được vai trò lãnh đạo đảng Nhân dân. Ông được bầu lại vào vị trí này vào tháng 8 vừa qua, với số phiếu ủng hộ lên đến 99,4%.

Vì thế, việc ông từ chức lần này được đánh giá là "không phải từ chức thực sự, mà chỉ là một bước lùi tạm thời", theo Reuters.

Các công tố viên Áo đang điều tra ông Kurz và 9 người khác vì nghi ngờ vi phạm quy định, tham nhũng và nhận hối lộ ở nhiều cấp khác nhau.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.