Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trước lễ khai giảng năm học mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, động viên học sinh, giáo viên tỉnh Phú Thọ. Ông yêu cầu, năm học mới không được để học sinh thiếu sách giáo khoa, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em.

Không để học sinh thiếu sách giáo khoa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, trò chuyện với học sinh, giáo viên tỉnh Phú Thọ trước lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: PV

Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 3/9 đến thăm Trường Tiểu học Thị trấn Yên Lập, Trường THPT Yên Lập và Trường THPT Chuyên Hùng Vương. Thủ tướng đã đi kiểm tra từng lớp học, phòng bộ môn, phòng thư viện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… cũng như trò chuyện với học sinh, giáo viên nhà trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ảnh 2

Học sinh Trường tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khai giảng năm học mới ngày 22/8/2022. Ảnh: Như Ý

Biểu dương thành tích của các trường trong năm học vừa qua, trong đó có việc vượt qua khó khăn của dịch bệnh COVID-19 để hoàn thành năm học và công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới 2022-2023, Thủ tướng đề nghị, các trường quan tâm hơn nữa tới cảnh quan, vệ sinh môi trường, qua đó đảm bảo sức khỏe cho học sinh; cải tạo sân trường, tránh bê tông hóa, sân trường phải có cây xanh, thảm cỏ, trồng hoa…

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến năm học vừa qua, cả nước có khoảng 1,6 triệu giáo viên các cấp. Tính đến thời điểm này, khoảng 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc làm khác.

Đối với việc dạy và học, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các trường cải tiến phương pháp dạy và học để vừa có cái chung, vừa có cái riêng, dạy cho học sinh các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc. Nâng cao chất lượng thể chất và văn hóa, các hoạt động tương trợ xã hội trong nhà trường. Không để học sinh gia đình khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số bị thất học. Đồng thời, các địa phương phải đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh. “Thiếu sách giáo khoa là không được”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị UBND trích một phần kinh phí để mua sách cho các cháu mượn. Đồng thời, quan tâm giáo dục các cháu ý thức tiết kiệm, ý thức trách nhiệm, yêu thầy, yêu bạn bè, yêu đất nước, yêu quê hương.

Trò chuyện với cán bộ, giáo viên Trường THPT Yên Lập, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng, năm học mới, trường học đã thuận lợi hơn khi đã trở lại trạng thái bình thường, do đó cần tập trung tạo điều kiện để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mỹ cho học sinh. Khi sắp xếp các hoạt động giáo dục, cần đẩy mạnh ngoại khóa, rèn luyện sức khỏe, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống, đạo đức. Đồng thời, tăng cường định hướng nghề nghiệp, đào tạo tin học, ngoại ngữ, góp phần xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao để có thể đáp ứng bất cứ thị trường lao động nào.

Gửi gắm tới đội ngũ giáo viên, Thủ tướng mong mỏi mỗi thầy cô sẽ gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì học sinh, nhất là những cháu yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn. “Thầy cô giáo phải hiểu hoàn cảnh từng em học sinh, chia sẻ, động viên, khuyến khích các em nỗ lực trong học tập và cuộc sống”, Thủ tướng nói.

Năm học mới nhiều thách thức

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học mới, toàn ngành vẫn đối mặt nhiều thách thức đòi hỏi giáo viên, học sinh nỗ lực, đổi mới sáng tạo để đạt mục tiêu đề ra. Đó là thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học, vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục; tạo dựng thêm niềm tin của xã hội. Theo Bộ trưởng, năm học mới 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng ngành phải làm là tiếp tục củng cố kiến thức. Bù đắp, hỗ trợ những học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong đại dịch, đặc biệt là các cháu chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch COVID-19, những cháu có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất vì dịch bệnh... “Những phần việc như hỗ trợ về tâm lý, bù đắp về kiến thức, củng cố các kỹ năng… sẽ là công việc quan trọng mà ngành giáo dục phải làm trong thời gian sắp tới. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, cần có nỗ lực lớn của toàn ngành, sự phối hợp, quyết tâm của các địa phương, các bộ, ngành liên quan”, ông Sơn nói.

Trước thực tế thiếu giáo viên trầm trọng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp.

Về lâu dài, các địa phương phải có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Phía Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều cuộc làm việc với các trường sư phạm. Tuy nhiên, để các chính sách hỗ trợ trong đào tạo sư phạm thực sự phát huy hiệu quả, cần có thêm sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía các bộ, ngành và đặc biệt là từ phía các địa phương trong đặt hàng nhu cầu, tuyển dụng và sử dụng.

Chủ tịch nước gửi thư cho ngành giáo dục

Ngày 5/9, lễ khai giảng bắt đầu, hàng triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2022-2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi ngành giáo dục.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.