Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngay từ đầu năm phải bắt tay vào việc!

Công nhân một nhà máy ở phía Bắc sản xuất linh kiện điện tử. Ảnh: Như Ý
Công nhân một nhà máy ở phía Bắc sản xuất linh kiện điện tử. Ảnh: Như Ý
TP - Tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 28, 29/12, nhấn mạnh, chủ đề năm 2021 là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”, Thủ tướng yêu cầu ngay từ đầu năm nay, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc. Các bộ trưởng, tư lệnh ngành không được im lặng với các địa phương, thường xuyên trao đổi, xử lý các vấn đề bức xúc trong sản xuất kinh doanh, không làm mất thời gian, mất cơ hội kinh doanh.

Dịch bệnh vẫn luôn thường trực

Đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2021, hầu hết các bộ trưởng, trưởng ngành đều nhấn mạnh vai trò quan trọng trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Theo đó, phòng chống COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu, quan trọng nhất. “Dịch bệnh COVID-19 vẫn luôn thường trực. Vì vậy, bài học và nhiệm vụ cao nhất của chúng ta trong thời gian tới là phòng chống dịch bệnh. Chỉ cần lơ là lập tức sẽ gây hậu quả rất lớn cho kinh tế và xã hội, kéo lùi sự phát triển của xã hội. Chúng ta không được chủ quan, phải luôn luôn bám sát thực tiễn để ứng phó kịp thời”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng cho rằng, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, rất cần tập trung quản lý, nếu không sẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân. “Tết Nguyên đán, nhu cầu người Việt Nam ở nước ngoài về nước rất lớn. Chúng tôi đang xử lý vấn đề này rất vất vả. Nếu không tỉnh táo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống dịch, bảo đảm an ninh, an toàn phát triển kinh tế xã hội”, Bộ trưởng chia sẻ và cho biết, trung bình mỗi ngày hàng trăm người xuất nhập cảnh bất hợp pháp. Đã có khoảng 14.000 người xuất nhập cảnh bất hợp pháp, gây khó khăn rất lớn cho các lực lượng.

Trước nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài sẽ kéo dài đến mùa hè sang năm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, ngoài tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới, cần có hệ thống để người dân cung cấp thông tin, phản ánh những người có dấu hiệu nhập cư hoặc di chuyển không đúng quy định. Tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền cần vận động để mọi người dân có người thân ở nước ngoài chủ động thông tin cho người thân của mình tuyệt đối không nhập cảnh trái phép. “Không vì ngại cách ly của riêng mình mà gây họa cho cộng đồng, và cả đất nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhắc lại trường hợp BN1342 ở TPHCM, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải thực hiện thật nghiêm việc theo dõi, giám sát y tế đối với người đã hoàn thành cách ly tập trung. Chính quyền cơ sở, nòng cốt là công an, y tế, phải nắm được từng người. “Mỗi ngày ít nhất một lần gọi điện thoại, nhắn tin cho những người này để nắm được tình trạng sức khỏe cũng như việc tuân thủ quy định cách ly tại nhà sau khi cách ly tập trung”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Xử lý ngay những  bức xúc trong sản xuất kinh doanh

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý trong năm mới và dịp Tết Nguyên đán không được lơ là trong phòng chống COVID-19. Lực lượng quản lý thị trường cần chú trọng ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa tết. Đặc biệt không tổ chức đi chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi.

Nhấn mạnh, chủ đề năm 2021 là: “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển”, Thủ tướng yêu cầu ngay từ đầu năm nay, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc. Các bộ trưởng, tư lệnh ngành không được im lặng với các địa phương, thường xuyên trao đổi, xử lý các vấn đề bức xúc trong sản xuất kinh doanh, không làm mất thời gian, mất cơ hội kinh doanh.

Về kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đặc biệt quan trọng. Bởi tăng trưởng không chỉ tạo nên nền tảng vững chắc cho ổn định vĩ mô mà còn bảo đảm việc làm, thu nhập, tạo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đồng thời góp phần chống tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển. 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300.000 việc làm, “không có việc làm thì người dân thu nhập từ đâu”, Thủ tướng nói.

Trên cơ sở mục tiêu Quốc hội đề ra tăng trưởng GDP là 6%, Chính phủ và Thủ tướng đặt ra mục tiêu phấn đấu là 6,5% hoặc cao hơn. “Chúng ta cũng cần lưu ý rằng yêu cầu tăng trưởng kinh tế về số lượng cần phải gắn chặt với nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế”, Thủ tướng nói. Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cũng khẳng định kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm, không để trường hợp Formosa thứ hai xảy ra. Không để tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường để con cháu sau này phải gánh chịu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý trong năm mới và dịp Tết Nguyên đán không không được lơ là trong phòng chống COVID-19. Lực lượng quản lý thị trường cần chú trọng ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa cho tết. Đặc biệt không tổ chức đi chúc tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.