Thủ tục hành chính đè nhà ở xã hội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ngành coi đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là cho phát triển chứ không phải đầu tư tiêu dùng bình thường. Ảnh: Văn Kiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ngành coi đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là cho phát triển chứ không phải đầu tư tiêu dùng bình thường. Ảnh: Văn Kiên.
TP - Tại Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân sáng 7/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, ngành, địa phương nhận thức đầy đủ về vấn đề này và thực hiện thật tốt; coi đây là đầu tư cho phát triển chứ không phải đầu tư tiêu dùng bình thường…

Nặng nề thủ tục hành chính

Theo ông Trương Anh Tuấn, đại diện Cty Hoàng Quân, những năm trước đây, gói 30 nghìn tỷ tạo cú hích đối với người dân và doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng và mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, sau đó việc thực hiện chính sách tín dụng trên bị cắt khúc, dừng giải ngân cho khách hàng mới nên nhiều người  loay hoay không biết tìm đâu ra nguồn để đóng tiếp. Vì thế,  chủ đầu tư đã phải trực tiếp đàm phán với khách hàng để bù lãi suất, rất khó khăn. Từ đó, ông Quân đề nghị sớm ban hành các quy định về hỗ trợ tín dụng cho khách hàng vay một cách ổn định và liên tục.

Một vướng mắc nữa cũng được đại diện Cty Hoàng Quân nêu là những rào cản về thủ tục hành chính. Theo đó, thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng, thanh tra, kiểm tra đối với nhà ở xã hội thường gấp đôi so với làm nhà ở thương mại. Vì vậy ông kiến nghị giảm thủ tục làm nhà ở xã hội như nhà ở thương mại.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi khẳng định, việc xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân là chủ trương đúng đắn, các chính sách pháp luật cũng đầy đủ nhưng tổ chức triển khai thực hiện lại quá chậm. “Chúng tôi đi giám sát thấy có rất nhiều cơ chế khiến doanh nghiệp khó chịu. Cụ thể là các thủ tục về vốn, đất đai, xây dựng nhiều cửa quá. Thủ tục hành chính đè lên nhà đầu tư nhiều quá. Tôi đi làm phúc lợi xã hội mà nhiều thủ tục đè quá thì làm thế nào được”, ông Lợi nói.

Kiến nghị lấy nguồn từ quỹ sắp xếp doanh nghiệp

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở các khu công nghiệp cho công nhân và những người có thu nhập thấp là rất quan trọng. Nếu bây giờ không chú ý câu chuyện nhà ở này, có thể xảy ra nhiều hệ lụy xã hội. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần có chương trình hỗ trợ lãi suất, trong đó có thể xem xét dành một phần từ quỹ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

“Chúng ta còn hàng triệu tỷ đồng nằm trong doanh nghiệp nhà nước nên khi sắp xếp có thể trích ra một phần để hỗ trợ việc xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị khi xây dựng các khu nhà trên cần gắn với các thiết chế văn hóa.  Nếu  không cẩn thận sau này 10 - 15 năm lại trở thành khu ổ chuột, rất nguy hiểm.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và người dân chứ không phải chỉ riêng nhà nước. Nhà nước không thể bao cấp về nhà ở. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách cụ thể, đặc biệt là các chính sách về đất đai, vốn, thủ tục hành chính...  Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, chất lượng hạ tầng, dịch vụ liên quan, tức là các khu nhà ở xã hội phải đồng bộ với các thiết chế văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng khác, đảm bảo cuộc sống và điều kiện phát triển. “Chúng ta không thể nói là người nghèo thì ở riêng. Quan điểm như vậy là không được. Chúng ta cần tôn trọng đa văn hóa. Trẻ con nhà giàu nhà nghèo cần bình đẳng ở khu vui chơi, có cơ hội phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của nhà nước, xã hội và người dân chứ không phải chỉ riêng nhà nước. Nhà nước không thể bao cấp về nhà ở. Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì cùng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách cụ thể, đặc biệt là các chính sách về đất đai, vốn, thủ tục hành chính...  

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.