Thủ phạm không ngờ gây viêm họng, viêm amidan

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
 Thủ phạm chính gây viêm họng, viêm amidan là các chủng virus cúm A, B, C… xâm nhập vào cơ thể khi thời tiết thay đổi hoặc hít phải khói bụi.

hị Nguyễn Thị Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) là nhân viên văn phòng một công ty xuất nhập khẩu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vì cơ quan cách nhà khá xa, lại thường xuyên phải đi trên những đoạn đường bụi bẩn nên chị rất cẩn thận bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là mũi và miệng khi đi ra đường.

Dù đã đeo khẩu trang dày, mặc áo chống nắng che kín người, nhưng những ngày gần đây chị Thủy cảm thấy khó chịu, ngứa cổ, rát họng và hay chảy nước mũi.

Nghĩ đó chỉ là biểu hiện do thay đổi thời tiết và do khói bụi trên đường đi nên chị chủ quan không điều trị. Vài ngày sau, chị cảm thấy vô cùng đau rát ở họng, nuốt nước bọt khó, chị soi gương thấy họng đỏ, thậm chí đêm còn bị sốt và ho. Cuối cùng chị quyết định đi khám thì được bác sỹ kết luận bị viêm họng mãn.

Tìm “thủ phạm” gây bệnh không khó

Trao đổi với phóng viên, Ths.BS. Nguyễn Hữu Anh (Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn) cho biết: “Viêm họng là bệnh mà khi đó vùng họng và hầu bị viêm. Biểu hiện đầu tiên của viêm họng là bệnh nhân thấy đau họng kèm theo các triệu cứng như: Chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho, ngứa họng, nuốt đau, người mệt mỏi khó chịu... Khám lâm sàng thấy họng viêm đỏ, có thể 2 amidan sưng to có mủ”.

Vì giải phẫu vùng hầu họng nằm ở cửa ngõ của đường hô hấp nên nó rất dễ bị viêm nhiễm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bênh viêm họng và viêm amidan như: thời tiết hay độ ẩm thay đổi đột ngột, tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất... tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâp nhập gây viêm. Thủ phạm gây viêm họng chủ yếu là các chủng virus cúm A, B, C.

Bác sĩ Hữu Anh cho biết thêm, viêm họng được chia làm 2 loại: viêm họng cấp và viêm họng mãn. Viêm họng cấp thường sẽ khỏi sau vài ngày nếu bị nhẹ và được điều trị sớm. Còn viêm họng mãn như trường hợp của chị Thủy trên là viêm họng cấp tái phát nhiều lần nếu bệnh nhân không được điều trị đúng hoặc tự điều trị ở nhà sai cách.

Đề phòng và điều trị

Theo bác sĩ Hữu Anh, phòng bệnh là biện pháp rất quan trọng. Để phòng bệnh viêm họng, viêm amidan cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, thường xuyên tâp thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Giữ ấm vùng cổ, tránh ngồi, ngủ, tắm, làm việc... ở những nơi có gió lùa. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và mũi họng.

Khi bị viêm họng, bạn súc miệng với nước muối, tránh uống đồ lạnh, uống trà gừng và mật ong, tránh xa khói thuốc lá là điều rất cần thiết. Đồng thời, bạn nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Đồng thời, tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm họng, vì nó có thể rất dễ lây lan. “Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị viêm họng bạn nên đến các trung tâm y tế để khám, nội soi chẩn đoán bênh. Không nên tự ý diều trị ở nhà vì rất dể làm cho bạn bị viêm họng mãn, đề kháng thuốc rất khó điều trị.”, bác sỹ Hữu Anh nhấn mạnh.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG