Thủ khoa ĐH Y Hà Nội: “Buồn vì đã từng thấy bác sỹ nhận phong bì”

Thủ khoa ĐH Y Hà Nội: “Buồn vì đã từng thấy bác sỹ nhận phong bì”
Đó là chia sẻ của một trong các thủ khoa ĐH Y Hà Nội về thực trạng nhận phong bì cũng như một vài sự tắc trách của một bộ phận y bác sỹ hiện nay.

Thủ khoa ĐH Y Hà Nội: “Buồn vì đã từng thấy bác sỹ nhận phong bì”

> Bộ trưởng Y tế “tâm sự” với sinh viên Đại học Y Hà Nội

> Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến trầm tư tại lễ khai giảng 

Đó là chia sẻ của một trong các thủ khoa ĐH Y Hà Nội về thực trạng nhận phong bì cũng như một vài sự tắc trách của một bộ phận y bác sỹ hiện nay.

Nguyễn Hữu Tiến - chàng thủ khoa nghèo vượt khó chia sẻ rằng, bản thân mình sẽ phải nỗ lực trong học tập, có năng lực thì không sợ thất nghiệp
Nguyễn Hữu Tiến - chàng thủ khoa nghèo vượt khó chia sẻ rằng, bản thân mình sẽ phải nỗ lực trong học tập, có năng lực thì không sợ thất nghiệp.
 

Trước thềm năm học mới 2013 – 2014, 17 thủ khoa ĐH Y Hà Nội rất háo hức, vui mừng khi trở thành tân sinh viên của trường bởi đây là bước khởi đầu để trở thành bác sỹ. Nhiều sinh viên bày tỏ sự lo lắng, hồi hộp về việc học và quyết tâm đặt cho mình mục tiêu trong năm học tới.

Xung quanh vụ bê bối “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức trong thời gian qua cũng như hiện tượng nhận phong bì của y bác sỹ được báo chí nhắc đến, chúng tôi đã có buổi trò chuyện ngắn với các thủ khoa - tân sinh viên ĐH Y Hà Nội năm 2013 về vấn đề này.

Nguyễn Hữu Tiến: Chỉ là bộ phận nhỏ bác sỹ

Nguyễn Hữu Tiến – một trong 5 thủ khoa ĐH Y nghèo vượt khó năm nay đã bày tỏ suy nghĩ của mình về tình trạng thừa, thiếu bác sỹ và mặt trái của ngành y hiện nay.

Bản thân Tiến cũng đã từng có suy nghĩ sợ thất nghiệp khi nghe nhiều câu chuyện đáng buồn về sinh viên không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, Tiến cho rằng nếu mình học tập thật tốt, cố gắng trau dồi kỹ năng, kiến thức trước khi ra trường thì sẽ có nhiều cơ hội được vào làm việc ở bệnh viện mình mơ ước.

Về hiện tượng bác sỹ nhận tiền, phong bì của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, Tiến thật thà tâm sự: khi còn học cấp 2, Tiến phải đi cấp cứu và mổ ruột thừa, em cũng nhìn thấy bố mẹ đưa phong bì cho bác sỹ mổ cho mình.

Thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Trần Xuân Bách chia sẻ về mặt trái trong ngành y trước thềm năm học mới
Thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Trần Xuân Bách chia sẻ về mặt trái trong ngành y trước thềm năm học mới.
 

“Lúc đó, bố mẹ em không có tiền nên khi nhìn thấy vậy, em rất buồn thắc mắc tại sao bác sỹ lại làm như thế. Tuy nhiên, em nghĩ đó chỉ là một bộ phận nhỏ y bác sỹ chứ không phải tất cả, đó là do cái tâm của từng người. Em vẫn luôn biết và tin có rất nhiều bác sỹ tốt, giỏi, vừa có tâm lại có tài”, thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến nói.

Và theo Tiến, để hạn chế điều này thì ngay từ trong nhà trường, sinh viên ngành y cần nâng cao ý thức biết quan tâm hơn đến bệnh nhân, rèn luyện y đức và cố gắng giữ vững tâm ngành y.

Thủ khoa “kép” Lê Xuân Hoàng: Lấy tâm hàng đầu

Lê Xuân Hoàng – cựu học sinh Trường THPT Lương Đắc Bằng (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là thủ khoa “kép” trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013. Hoàng vừa là thủ khoa ĐH Thủy Lợi với số điểm 27,5 và thủ khoa ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm.

Hoàng bày tỏ sự tự hào và vui mừng khi được nhận bằng khen từ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong ngày khai giảng năm học sáng nay. Được biết, ngay từ bé, em đã có ước mơ trở thành bác sỹ.

Bởi hiểu được nỗi đau do căn bệnh thoái hóa đốt sống của bố và bệnh huyết áp cao của mẹ, Hoàng đã cố gắng và quyết tâm để được trở thành bác sỹ.

“Em vẫn muốn trở thành bác sỹ có tài và có tâm để giúp đỡ gia đình, người thân và mọi người. Em không nghĩ nhiều đến việc bác sỹ nhận phong bì hay sai sót trong quá trình cứu chữa người bệnh, mà chủ yếu là ở mình, đặt chữ tâm lên hàng đầu là làm sao giúp được nhiều người càng tốt đúng với câu nói “lương y như từ mẫu”, Hoàng cho biết.

Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, Hoàng nói sẽ cố gắng học thật giỏi, học hết khả năng của mình và không có ý định đi làm thêm mà sẽ chỉ tập trung vào việc học, rèn luyện trong trường.

Thủ khoa Trần Xuân Bách: Còn rất nhiều bác sỹ tâm đức

Chàng thủ khoa 29,5 điểm đến từ Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, Trần Xuân Bách cho biết, so với các ngành khác, ngành bác sỹ là ngành đặc biệt và được tuyển chọn đặc biệt. Mỗi sinh viên Y phải xác định học, rèn luyện nhiều hơn và phải có động lực, tâm huyết, sự kiên trì lớn để có thể trở thành bác sỹ giỏi.

Tâm sự về mặt trái của ngành, Bách bày tỏ quan điểm: “Ngành nghề nào cũng có người xấu, người tốt, trong ngành y cũng vậy, không phủ nhận mặt xấu của ngành nhưng không phải tất cả bác sỹ đều xấu. Vì vậy không thể lấy một đối tượng để phán xét cả ngành y tế, toàn bộ đội ngũ y bác sỹ.

Sai sót trong ngành y không chỉ đơn giản là “sai là sửa” mà ảnh hưởng đến rất nhiều người và liên quan trực tiếp đến mạng sống của người khác. Nên em nghĩ việc sai sót của bác sỹ, điển hình là vụ bê bối “nhân bản” xét nghiệm là điều không chấp nhận được”.

Tuy nhiên, theo Bách thì không thể nhìn vào mặt tiêu cực mà có cái nhìn phiến diện đến toàn bộ đội ngũ bác sỹ, y tá ngành y của Việt Nam hiện nay. Bởi có rất nhiều bác sỹ đầy tâm đức là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

“Làm thế nào để hạn chế hiện tượng nhận phong bì, đẩy lùi sai sót trong ngành y là vấn đề hết sức quan trọng. Bản thân em tự hứa sẽ học tập thật tốt, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, giữ vững ý chí của mình để trở thành bác sỹ có tâm và có tài”, Bách nói.

Nhắc đến vấn đề thất nghiệp đối với sinh viên khi ra trường, nơi thừa, nơi thiếu bác sỹ, Bách chia sẻ rằng, sinh viên không tìm được việc làm không thể đổ lỗi do cơ chế, chính phủ mà mỗi người nên tự vận động để kiếm công việc tốt cho mình. Bách tin rằng nếu một sinh viên có sự cố gắng và năng lực thì sẽ không mắc phải bài toán thất nghiệp.

Theo Thiên Di
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG