TPO - Tín dụng vào bất động sản tiềm ẩn rủi ro nên các tổ chức tài chính phải xem xét kỹ trước khi cho vay. Các tổ chức tín dụng không thiếu vốn và không hạn chế cho vay bất động sản nhưng chỉ cho dự án đủ điều kiện vay.
TPO - Một số ngân hàng tích cực thoái vốn vượt mức quy định tại các ngân hàng khác. Điều này nhằm đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước: các NHTM chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một TCTD khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.
Tính đến năm 2017, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 471.022 tỷ đồng (hơn 21 tỷ USD). Mức dư nợ cho vay bất động sản cao khiến nhiều người lo ngại thị trường sẽ xảy ra bong bóng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
TP - Với việc NHNN dự thảo lùi thời gian thực hiện điều chỉnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống dưới 40% sau 2 năm nữa, dự kiến một số ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ quy định này. Đặc biệt là những nhà băng đang có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn cao.
NHNN đã “lắng nghe” tích cực và chịu "thỏa hiệp" trước phản đối mạnh mẽ của thị trường. Nhưng cũng chính bởi bị “lung lạc” từ thị trường, thông tư này dễ có nguy cơ phải tiếp tục sửa đổi.
TPO - Hiện Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang dự thảo thông tư 36, trong đó quy định các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, thay vì được 60% như hiện nay. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang kêu khó thì Công ty bất động sản Hưng Lộc Phát khẳng định không quá e ngại thông tư 36.