Thông 'liều' và cú đột phá với đèn cao áp tiết kiệm điện

Thông 'liều' và cú đột phá với đèn cao áp tiết kiệm điện
TPO - Nguyễn Quý Thông, 26 tuổi, người con của đất thanh long Bình Thuận đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công dùng đèn cao áp kích thích thanh long ra hoa trái vụ.

Thông 'liều' và cú đột phá với đèn cao áp tiết kiệm điện

> Nông dân 'vắt óc' cải tiến công nghệ sản xuất nước đá để tiết kiệm điện
> Các 'sao' cùng tiết kiệm điện

Cú “liều” này đem lại hiệu quả ngoài mong đợi cả về chất lượng thanh long lẫn an toàn và tiết kiệm điện.

Anh Nguyễn Quý Thông tại ruộng thanh long của gia đình
Anh Nguyễn Quý Thông tại ruộng thanh long của gia đình.

“Liều” với đèn cao áp

Trước đây, hầu hết người dân sử dụng bóng đèn sợi tóc để chong đèn cho cây thanh long ra hoa trái vụ. Việc sử dụng bóng đèn sợi tóc rất tốn điện, vì thế nó sẽ kéo theo lợi nhuận của người dân bị giảm xuống. Dần sau đó, người dân trồng thanh long chuyển sang dùng bóng đèn compact tiết kiệm điện thay cho đèn sợi đốt. Nhưng với việc dùng đèn compact tiết kiệm điện có công suất từ 20W đến 100W, thì chi phí tiền điện vẫn còn khá cao.

Sinh ra và lớn lên trên những ruộng thanh long tại tỉnh Bình Thuận, nhìn thấy thực tế người dân phải bỏ ra một số tiền lớn đầu tư cho thanh long, nhưng thu về không được bao nhiêu.

Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Thông đã tìm tòi, nghiên cứu việc dùng đèn cao áp chong đèn cho cây thanh long và anh đã lấy ngay ruộng thanh lòng nhà mình để thí nghiệm và nhiều lần thất bại. Cùng thời điểm này, một số gia đình trồng thanh long cũng thử nghiệm dùng đèn cao áp nhưng đều thất bại, hao tổn không ít tiền bạc. Tuy nhiên, Thông vẫn không bỏ cuộc.

Sau 5 năm tìm tòi nghiên cứu, đầu năm 2011 anh Thông đã thành công với mô hình sử dụng đèn cao áp trên chính vườn thành long của gia đình ở Bắc Bình, (Bình Thuận).

Với mô hình này, mỗi lần chong đèn sẽ không còn phải tốn công kéo dây và ghim bóng, lại yên tâm trong mùa mưa, khắc phục được những nhược điểm của bóng sợi tóc và compact là thường bị cháy khi gặp mưa và hay xảy ra chập mạch. Đèn cao áp lại không sợ bị mất cắp, vì trụ đèn cao gấp đôi trụ thanh long và mang lại hiệu quả cao.

Khi xử lý bóng đèn cao áp 250W có khả năng kích thích thanh long ra hoa sớm. Một bóng đèn cao áp có thể thắp trung bình cho khoảng 15 trụ thanh long, đồng thời lại rất tiết kiệm điện năng, kinh tế là 30 bóng/500 trụ thanh long (tùy theo độ bằng phẳng mỗi vườn). Nếu sử dụng bóng đèn tròn sợi tóc hoặc đèn compact với 500 trụ thanh long thì số lượng đèn phải dùng là 500 bóng.

Anh Thông tính toán, nếu chong đèn cho 1000 trụ thanh long, được đầu tư bằng đèn cao áp, kinh phí phải bỏ ra ban đầu rất cao, nhưng bù lại chúng ta thu được nhiều lợi ích hơn vì tuổi thọ của đèn cao áp từ 5 - 10 năm và tổn hao điện năng rất thấp.

Thực tế đó đã cho ta thấy hiệu quả mang về hơn cả sự mong đợi. Vì khi sử dụng đèn cao áp 250W ánh sáng vàng, giúp giảm điện năng tiêu thụ, giảm tiền điện khoảng 55% so với đèn compact 20W và giảm khoảng 85% so với đèn tròn sợi tóc 60W, đặc biệt, việc sử dụng đèn cao áp 250W ánh sáng vàng có khả năng kích thích thanh long ra hoa trái vụ đạt hiệu quả, đặc biệt mô hình rất tiết kiệm điện năng, tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng cây thanh long rất cao. Một nhu cầu thiết thực cho xã hội.

Nhân rộng

Hiện nay mô hình dùng đèn cao áp đang dần được các hộ trồng thanh long áp dụng vì lợi ích của tiết kiệm điện rất cao.

Ông Võ Ngọc Long – Chủ tịch Hội nông dân xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết, gia đình ông có 1.500 trụ thanh long, đang sử dụng hệ thống đèn cao áp chong cho thanh long ra hoa trái vụ.

Ông Long cho biết, ngoài thanh long đạt hiệu quả khá cao, tiết kiệm điện, còn thuận tiện cho việc tưới nước, phun thuốc vì trụ đèn cao. Mưa gió to cũng không sợ bị hư hỏng hay cháy nổ.

“Tôi tính, bây giờ mỗi vụ chong đèn tiết kiệm được 1/3 điện năng so với cách sử dụng đèn trước đây và chỉ sau 3 đến 4 vụ gia đình tôi đã lấy lại vốn”- ông Long nói, đồng thời cho biết, chính anh Nguyễn Qúy Thông là người tư vấn cho gia đình ông thực hiện mô hình này một cách hiệu quả.

Tiếng lành đồn xa, nhiều hộ dân trồng thanh long và cả những nhà khoa học biết và tìm đến anh Thông. Một cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận tìm đến anh Thông...

Kỹ sư Trần Minh Tâm, cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận tìm đến anh Thông và ông thật sự thích cái tính táo bạo của tuổi trẻ đã mạng lại lợi ích cho người dân trồng cây thanh long.

Đó là một mô hình tiết kiệm điện hiệu quả và đảm bảo năng suất ra hoa tốt nhất, cắt giảm điện sử dụng tối đa, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và độ tin cậy về hiệu quả là năng suất thu về rất lớn

Vườn thanh long 1.700 trụ của ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Vĩnh Long) sử dụng đèn cao áp thay cho đèn sợi đốt và đèn compact
Vườn thanh long 1.700 trụ của ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Vĩnh Long) sử dụng đèn cao áp thay cho đèn sợi đốt và đèn compact.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, một nông dân huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cũng tim đến nhờ anh Thông tư vấn, thực hiện. Ông Nghĩa chia sẻ: “Gia đình tôi có 1.700 trụ thanh long. Từ hồi đầu năm nay, lúc mới bắt đầu áp dụng mô hình đèn cao áp, thấy chi phí cao, đầu tư cũng hơi nặng, lại chả biết lợi ích tới đâu nên tôi không khỏi ngần ngại. Nhưng qua sự tư vấn và hướng dẫn của anh Thông, tôi đã chấp nhận đầu tư”.

Ông Nghĩa cho biết, với 10 công đất, ông sử dụng hết 76 bóng đèn cao áp và chi phí tiền điện chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng trong một vụ chong đèn. Trong khi, mô hình tiết kiệm điện truyền thống trước đây, gia đình ông đã phải trả hơn 10 triệu đồng tiền điện.

Nguyễn Qúy Thông (phải) và ông Nguyễn Hữu Nghĩa trong khu vườn trồng thanh long sử dụng đèn cao áp của ông Nghĩa
Anh Nguyễn Qúy Thông (phải) và ông Lê Nguyên Phương, một chủ vườn thanh long tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận).

Cho đến nay, gia đình ông đã thu lại vốn và đang có lãi. “Mô hình này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Ngoài ra, còn một lợi ích nữa mà tôi rất thích, là khi sử chong bằng đèn cao áp, mỗi dây thanh long chỉ ra 3 đến 4 hoa và cứ thế chăm sóc cho nó to lên.

Còn trước đây chong bằng bóng sợi tóc hay đèn compact, hầu như mỗi dây ra 3 hoa, rồi 4 hoa có dây ra tới 6 hoa, 7 hoa, làm mình mất thời gian phải đi ngắt bỏ, và việc ra nhiều hoa như thế nó cũng ảnh hưởng đến độ tăng trưởng của các hoa khác”- ông Nghĩa trải lòng.

Số liệu khảo sát của công ty TNHH Thông Tân Phát (Bình Thuận về hiệu quả sử dụng 3 loại đèn (sợi đốt, compact và đèn cao áp) kích thích thanh long ra hoa trái vụ.

Chi phí tiền điện

Đèn sợi đốt

Đèn Compact

Đèn Cao áp

Đơn vị (trụ)

1000

1000

1000

Công suất (W)

60

23

250

Tuổi thọ (giờ)

3.000

10.000

50.000

Giá tiền (01 bộ) *

37.000

67.000

2.900.000

Số lượng đèn cần cho 1000 trụ

1.200

1.200

65

Tổng chi phí đầu tư

44.400.000

80.400.000

188.500.000

Tổn hao điện năng 1h (kW/h)

72

28

16

Tổn hao điện năng 01 đêm (10h/ đêm) (kW/h)

720

276

163

Ví dụ đốt liên tục 20 ngày/vụ (kW/h)

14.400

5.520

3.250

Tiền điện 2000VND9/1kW đốt trong 01 vụ

28.800.000

11.040.000

6.500.000

* 01 bộ gồm : bóng đèn + chuôi đèn + dây điện (Chưa bao gồm phí vận chuyển)
Theo Viết
MỚI - NÓNG