Thiếu dự báo, học sinh chọn ngành chưa đúng:

Thiếu dự báo, học sinh chọn ngành chưa đúng:
Nhiều chuyên gia cho rằng để cân đối, sử dụng nhân lực một cách hiệu quả và phù hợp, nhất thiết đầu tư, nâng tầm trung tâm dự báo nguồn nhân lực

Thiếu dự báo, học sinh chọn ngành chưa đúng:

> Sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tín chỉ
> 24 ngàn tiến sĩ, vẫn đốt đuốc tìm... chuyên gia
 

Nhiều chuyên gia cho rằng để cân đối, sử dụng nhân lực một cách hiệu quả và phù hợp, nhất thiết đầu tư, nâng tầm trung tâm dự báo nguồn nhân lực

Học sinh tìm hiểu một chương trình hướng nghiệp tại TP.HCM
Học sinh tìm hiểu một chương trình hướng nghiệp tại TP.HCM. Ảnh: Như Lịch

Bổ sung chuyên gia giỏi

Sẽ đào tạo theo định hướng nghề nghiệp

Ngày 21.11, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị bàn về phát triển giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm 2013 khi triển khai luật Giáo dục ĐH, các trường ĐH sẽ được phân tầng theo hướng nghiên cứu và ứng dụng nghề nghiệp. Mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có 70-80% sinh viên học các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Hiện nay, Bộ đã thí điểm đào tạo tại 8 trường ĐH do dự án phát triển giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng của Hà Lan tài trợ. Trong tương lai kết quả của dự án sẽ được nhân rộng.

Hiện nay các trung tâm dự báo thiếu đội ngũ điều tra nhân lực xã hội chuyên nghiệp. Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, các trung tâm dự báo nhân lực đang thiếu những chuyên gia giỏi có khả năng tổng hợp, phân tích số liệu và đưa ra dự báo.

Điển hình tại trung tâm, trong gần 50 người đang công tác, chưa ai là tiến sĩ và chỉ có một thạc sĩ về lĩnh vực này.

Nhìn tổng thể, các trung tâm dự báo nếu muốn có số liệu thống kê, phải khảo sát từng doanh nghiệp.

“Việc điều tra thông tin đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ, rộng khắp, mới mong có những thông số chính xác. Nhưng hiện nay chúng ta chưa làm được việc này”, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết.

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: “Trung tâm dự báo nhân lực là đơn vị vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Công tác dự báo nhằm định hướng đào tạo, sử dụng nhân lực của xã hội hiệu quả, hạn chế tình trạng người ra trường khó tìm việc hoặc phải làm trái nghề. Vì thế, cần cấp bách đầu tư mọi mặt cho các trung tâm dự báo, từ đó mới có được những thông số trên diện rộng, độ chính xác cao”.

Kết nối với đào tạo

Một vấn đề khác không kém quan trọng là các thông tin dự báo sau khi được đưa ra đầy đủ và chính xác, cần phải có sự gắn kết với quá trình đào tạo mới mong đạt được hiệu quả trong việc sử dụng nhân lực.

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng cho rằng phải có một tổ chức của nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm gắn kết thông tin dự báo với các trường, tránh chuyện thiếu tương tác qua lại như hiện nay, các trường cứ ào ào tuyển sinh, mặc trung tâm dự báo thế nào.

Ông Trần Kim Tuyền, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Nghề TP.HCM, đặt vấn đề: “Khi dự báo nguồn nhân lực đã có, việc phân bổ chỉ tiêu cho các trường sẽ diễn ra như thế nào? Chẳng hạn ngành tài chính ngân hàng cần 50.000 lao động trong năm 2016 thì ngay từ năm 2012 các trường nào sẽ được đào tạo ngành này, mỗi trường bao nhiêu chỉ tiêu?

Đến năm 2017, nhu cầu tuyển dụng chỉ còn 30.000 người, trường nào sẽ phải giảm chỉ tiêu? Đến năm 2018 nhu cầu lại tăng vọt thành 70.000 người, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ định các trường nào được tăng chỉ tiêu hay sẽ có những trường mới khác được mở ngành này?...”.

Vì nhiều vấn đề đặt ra như vậy, nên có ý kiến cho rằng Bộ cần thành lập hẳn một vụ chuyên trách để thực hiện cân đối giữa chỉ tiêu đào tạo với nhu cầu nhân lực.

Trước thực tế này, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đưa ra giải pháp: “Sau khi có số liệu dự báo thì cần thông tin đến các trường.

Mặt khác, Bộ sẽ làm công việc cân đối tổng chỉ tiêu, ngành nào đang thừa ngành nào đang thiếu, phân phối trường nào sẽ đào tạo ngành nào với số lượng bao nhiêu...”.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh đến việc tuyên truyền giúp học sinh lựa chọn đúng ngành nghề theo nhu cầu của xã hội. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng cho rằng: “Khi Bộ có thông tin dự báo thì phải tuyên truyền, vận động, định hướng cho học sinh trên toàn quốc chọn nghề ngay từ bậc phổ thông”.

Tập trung vào các ngành có sức hút lớn trong tương lai

Tại Mỹ, dự báo thị trường lao động là một trong các chức năng chính của Bộ Lao động.

Dựa trên chiến lược phát triển nguồn nhân lực và thông tin thị trường mà các thông số về dự báo được thiết lập và cập nhật thường xuyên đến doanh nghiệp cũng như người lao động thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các ấn phẩm có uy tín.

Theo đó, trường học tập trung vào các ngành có sức hút lớn trong tương lai. Học sinh và phụ huynh cũng tập trung vào các ngành này để mong tìm một công việc tốt sau vài năm nữa.

Rõ ràng, khâu dự báo thị trường lao động rất cần thiết nhưng ở Việt Nam hiện không được đặt đúng tầm và đang làm rất hình thức, chủ yếu lập ra cho có chứ không tập trung vào nội dung. Vì vậy, không thể tránh khỏi thực tế là... chẳng dự báo được gì! Thực trạng này có ảnh hưởng nhất định đến việc đào tạo gây lãng phí quá lớn cho xã hội.

Trong khi đó, ở nhiều nước, chẳng hạn như Mỹ, các chuyên gia dự báo thị trường lao động đều có kiến thức, chuyên môn rất sâu và họ được trang bị công cụ đến tận răng để có thể dự báo chính xác tình hình.

Thạc sĩ DƯƠNG XUÂN GIAO Giám đốc điều hành Công ty phát triển nguồn nhân lực NetViet


Theo Mỹ Quyên - Minh Luân
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.