Thí sinh có nên lao vào các ngành 'hot'?

Thí sinh có nên lao vào các ngành 'hot'?
TP - Mặc dù đến ngày 14-2-2012, Hội nghị tuyển sinh 2012 mới diễn ra và lúc đó, phương án tuyển sinh chính thức của mùa thi năm nay mới được quyết định nhưng không khí thi cử đã rất nóng. Nhiều thí sinh gửi thư và nhắn tin hỏi nhờ báo Tiền Phong tư vấn có nên đầu tư vào những ngành 'hot' nhất không?

> Mở thêm ngành Kỹ thuật hạt nhân, Quản lý rủi ro

Thí sinh có nên lao vào các ngành 'hot'? ảnh 1

Các ngành nào hấp dẫn thí sinh?

Bộ ba trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân dường như trở thành các trường hot nhất đào tạo những ngành hot.

ĐH Ngoại thương có các ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh được thí sinh lựa nhiều nhất trong khi trường này có khoảng 18 chuyên ngành. Chuyên ngành được thí sinh ưa chuộng nhất của trường này là kinh tế đối ngoại với điểm tuyển 28-27 (khối A) và 23-24 (khối D).

ĐH Kinh tế quốc dân sở hữu các ngành hot vẫn là ngân hàng tài chính, kế toán, kiểm toán, chuyên ngành đầu tư với điểm chuẩn thường từ trên 20 điểm trở lên mặc dù trường này cũng đào tạo tới 15 ngành.

Lại vẫn các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng đứng ở hàng top hot của Học viện Tài chính HN với mức điểm chuẩn 20,5 - 25,0) là các ngành danh giá mà thí sinh mơ ước và có rất đông thí sinh dự thi.

Nhiều năm nay, thí sinh dự thi vào ĐHSP Hà Nội chọn thi các ngành như: Văn, Toán, Lý, Hóa, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội..., mặc dù điểm chuẩn của các ngành này là khá cao: Từ 21,0 đến hơn 22,0 điểm.

ĐH Công nghệ và Kinh Doanh HN có các ngành: Tài chính kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh cũng là các ngành hot ; điểm chuẩn vào các ngành này khá mềm (13-20 điểm).

Nên chọn ngành như thế nào?

Mặc dù nắm giữ cương vị ở một trường hot, có nhiều ngành hot nhưng ông Ngô Thế Chi, GĐ Học viện Tài chính đã cảnh báo các thí sinh: Nếu cứ duy trì tình trạng thí sinh đăng ký quá nhiều vào các ngành tài chính, ngân hàng như hiện nay thì nay mai những thí sinh này sẽ không có việc làm, vì ngay cả hiện nay, nhiều người học các ngành này ở các trường tốp dưới đã không xin được việc.

Thầy Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa phân tích: Ở thời điểm hiện tại, ngành nào thiếu nhân lực thì lương cao nhưng tính về lâu dài, đến một thời điểm nào đó sẽ có sự điều chỉnh tự nhiên. Vì vậy thí sinh cần cân nhắc: Tùy từng trường và chất lượng đào tạo; ngành dù hot đến mấy nhưng chất lượng đào tạo kém thì thí sinh cũng khó xin việc.

Trường ĐH Bách khoa HN có rất nhiều ngành được cho là hot đối với sinh viên trong nhiều năm qua như: CNTT; Điều khiển tự động hóa; điện tử viễn thông; cơ điện tử, điểm cao; kỹ thuật hóa học; kỹ thuật sinh học nhưng thầy Hoàng Minh Sơn vẫn cho rằng, đây là những ngành hiện đại, truyền thống và lâu bền, vì có lĩnh vực làm việc rất rộng và thị trường lao động phân hóa mạnh phù hợp với nhiều trình độ năng lực khác nhau.

“Các thí sinh phải căn cứ vào năng lực, nhu cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai để chọn ngành nghề mà không nên theo trào lưu. Ông Đặng Văn Tùng, Phó phòng đào tạo nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG