Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ

TPO - Rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vốn nổi tiếng với các sản vật trù phú như cá đồng, rùa, rắn, ong mật... Và việc “săn” sản vật nổi tiếng ở xứ này luôn có sức hút đặc biệt với khách thập phương.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 1
Theo chân anh Huỳnh Vũ Hoàng (39 tuổi, ngụ ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau – người đã có 25 năm gắn bó với rừng) len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của rừng tràm U Minh Hạ, hẳn sẽ khó quên vẻ đẹp nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 2
Đến nơi, anh Hoàng quơ tay vén những lớp bèo, cỏ để lộ những chiếc lờ, lợp nhấp nhô trên mặt nước mà anh đã đặt từ nhiều đêm trước.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 3
Thấy chiếc lợp động đậy, anh Hoàng vội nói: “Có cá lớn”. Rồi anh nhẹ nhàng nâng chiếc lợp khỏi mặt nước đưa lên vỏ lãi.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 4
Thăm những chiếc lờ, lợp xong, anh Hoàng vội nổ máy thăm những cái trúm bắt lươn, có khi bắt nhiều con nặng đến hơn 1kg, mới thấy thiên nhiên đã không phụ người có lòng.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 5
Trúm là một ngư cụ hình ống đặc thù được làm bằng tre. Mỗi ống dài khoảng 1 mét, đường kính rộng khoảng 10 đến 15 phân.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 6
Khi đặt, phần đuôi trúm nằm trên mặt nước để lươn “chạy” vào không bị chết ngợp.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 7
Anh Huỳnh Vũ Hoàng tháo hom, trút từ trong ống trúm ra những con lươn to bằng hai ngón tay, mình tròn, da vàng rộm.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 8
Mới 39 tuổi đời nhưng anh Hoàng đã có thâm niên hàng chục năm “lăn lộn” kiếm sống nơi cánh rừng già.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 9
Vào mùa ăn ong, du khách sẽ được theo chân những người thợ gác kèo ong để vào rừng cùng ăn ong, lấy mật.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 10
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 11
Hiện nay, nhu cầu thị trường tiêu thụ đối với mật ong rừng U Minh Hạ nguyên chất ngày càng tăng, mặc dù giá không hề rẻ, từ 400.000 - 600.000 đồng/lít nhưng gia đình vẫn không đủ bán.
Theo 'thợ săn' sản vật vào rừng U Minh Hạ ảnh 12
Nghề “gác kèo ong” đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019. Còn sản phẩm “Mật ong U Minh hạ” được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2012. “Mật ong rừng U Minh hạ” cũng từ đó mà ngày càng vươn xa, có giá trị hơn.
Tin liên quan