Thêm bằng chứng Mỹ chưa từng lên Mặt trăng
> Người Mỹ có lên Mặt trăng thật không?
Khi phân tích những tấm ảnh và những video clip về việc đổ bộ lên Mặt trăng, người ta phát hiện nhưng điều vô lý. Rộ lên những nghi vấn. Người ta đỏi hỏi những tư liệu ảnh gốc. Mỹ im lặng, coi như một điều “tuyệt mật” của quân sự. Song, họ không thể im lặng mãi.
Ảnh Pete Konrad đang cầm lá cờ Mỹ. |
Mấy năm trước, thế giới đều lấy làm tiếc vì Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một tin buồn và… lạ lùng. Họ không còn tất cả những tư liệu ảnh và video có một không hai về vụ các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng. Những nhân viên cũ đã về hưu, nhân viên mới thì không trực tiếp dính dáng đến sự liện quan trọng này, nên không tìm ra những tư liệu đó ở đâu.
Song người ta thấy một chuyện vô lý: ảnh và phim ghi lại cuộc đi chơi cuối tuần của gia đình có thể mất, chứ đằng này… lại là những tư liệu cực kỳ quan trọng, nói lên lịch sử loài người và nơi có trách nhiệm lưu giữ lại là cơ quan được bảo mật chặt chẽ, nghiêm túc là… NASA.
Theo những thông báo khác muộn hơn, Mỹ cho biết, số lượng phim và ảnh mà NASA có trong những năm 1970 - 1980 lên tới 200.000 đơn vị. Họ nói, những bộ phim về nhà du hành vũ trụ Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng đã bị xoá đi để sử dụng lại. Sở dĩ như vậy là vì NASA bị cắt giảm ngân sách, phải áp dụng mọi biện pháp có thể để phân bố lại nguồn tài chính.
Một trong số các biện pháp này phải thanh lý những kho tư liệu để thu hồi tiền và dành ngân sách cho những việc khác quan trọng hơn. Để trấn an mọi người khỏi cảm giác phải chịu đựng những tồn thất lớn, NASA nói rằng, những tấm phim nguyên bản ấy đã không thể sử dụng được nữa vì chúng bị hư hỏng do bảo quản quá lâu trong kho.
Liệu có thể tin, NASA phải “co kéo” chuyện tiền nong đến mức xoá băng từ đi để dùng lại trong khi dù ngân sách có bị cắt giảm đi nữa, vẫn được ưu tiên trong việc chi tiêu hàng tỉ đôla không? Trình độ các chuyên gia ở NASA không bảo quản nổi những thước phim chỉ sau vài chục năm hay sao?
Trước những người hoài nghi đặt câu hỏi về chất lượng các đoạn phim và ảnh đã công bố, NASA trả lời những hình ảnh trạm mặt đất nhận được rõ ràng hơn nhiều. Còn các clip công bố chỉ là dùng camera thu lại từ màn hình ở những trạm và chuyển thành hình ảnh đen trắng khi phát trên truyền hình (lúc đó chưa có truyền hình màu) nên chất lượng thấp là lẽ đương nhiên.
Một gia đình Mỹ chăm chú xem đoạn phim Mỹ lên Mặt trăng. |
Nhưng, nguyên bản hiện nay ở đâu?
Một uỷ ban đặc biệt bỏ công tìm đi tìm lại và không thấy. Sau đó, NASA lại nghĩ ra một trò mới là đề nghị các đài truyền hình gửi những đoạn clip lưu trữ đã phát từ năm 1969 đến cho mình, rồi chuyển những đoạn clip đó đến kinh đô điện ảnh Hollywood và đề nghị các chuyên gia kỹ thuật ở đây giúp đỡ trong việc “tút” lại phim để nâng cấp.
Các chuyên gia Hollywood đã nhận bốn phiên bản mà NASA giao cho, lấy từ những đoạn đã phát và bằng tài nghệ của những chuyên gia kỹ xảo điện ảnh bậc thầy, chất lượng của các đoạn phim này tăng lên rõ rệt. Khi đã không có phim nguyên bản thì việc so sánh bản “đã phục hồi” với nó là điều không thể làm được và có lẽ nhưng “clip mới” này từ nay sẽ được coi như là dẫn chứng chính thức.
Tuy nhiên, số tài liệu lưu trữ về chuyến bay lên Mặt trăng mà Mỹ tuyên bố bị mất không chỉ có những tư liệu hình ảnh. Mất theo chúng còn có những hồ sơ về sức khoẻ của các phi hành gia, những băng ghi âm lên quan đến Chương trình Apollo và nhiều hồ sơ khác nữa. NASA còn “bị thất lạc và chưa tìm ra” hàng trăm thùng hồ sơ chứa đầy tư liệu quý khác.
Các nhà triết học thường nói đùa: Khó nhất là tìm một con mèo đen trong căn phòng tối, nhất là khi chính con mèo cũng chẳng có trong căn phòng đó. Câu chuyện về những tư liệu ảnh về cuộc đổ bộ đến Mặt trăng của người Mỹ chính là trường hợp này: Truy tìm một thứ chưa từng tồn tại.
Sự quanh co giấu đầu hở đuôi của NASA chỉ chứng tỏ một điều: Người Mỹ chưa từng lên Mặt trăng.
Điều đáng chú ý là những câu hỏi “khó chịu” từ phía người dân Mỹ đến với chính phủ và NASA về câu chuyện người Mỹ lên Mặt trăng bắt đầu từ năm 1970 và đã kéo dài trong nhiều năm. Nếu họ có bay lên thật thì việc đưa ra những tài liêu công khai, những phim ảnh nguyên gốc, độc đáo thì sẽ dập tắt mọi sự nghi ngờ.
Nhưng họ không làm như vậy. Chỉ gần đây, khi chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày Mỹ đặt chân lên Mặt trăng mới ra sức bịa đặt việc mất hết tư liệu thì ngay cả những người kém hiểu biết nhất cũng tự kết luận rằng đó chỉ là lời nói dối quanh vụng về mà thôi.
Theo Tuấn Hà
VietNamNet