1. Quốc gia nào gắn liền với Olympic và vòng nguyệt quế?
-
icon
Thổ Nhĩ Kỳ
-
icon
Hy Lạp
-
icon
Ba Lan
Câu trả lời đúng là đáp án B: Hy Lạp (tên chính thức Cộng hòa Hy Lạp) nằm ở châu Âu, gồm phần đất liền trên bán đảo Balkan, gần 3.000 hòn đảo ở biển Ionia (Địa Trung Hải) và biển Aegean (vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải). Hy Lạp giáp Albania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Macedonia. Diện tích là 131.957 km2, dân số tính đến năm 2018 đạt hơn 11 triệu, theo Worldometers. Hy Lạp sở hữu nền văn minh rực rỡ bậc nhất thời cổ đại, là cái nôi văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của không chỉ Địa Trung Hải mà còn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Thế vận hội (Đại hội Thể thao Olympic), một trong những cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới, ra đời ở Hy Lạp từ thời cổ đại.
2. Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
-
icon
Năm 776 trước công nguyên
-
icon
Năm 777 trước công nguyên
-
icon
Năm 778 trước công nguyên
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo History, Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức năm 776 trước công nguyên tại Olympia, địa danh ở miền nam Hy Lạp, nhằm vinh danh thần Zeus. Cuộc thi diễn ra bốn năm một lần trong suốt thời gian dài đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được hồi sinh cuối thế kỷ 19. Thế vận hội hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1896 tại Athens, gồm 280 người tham gia từ 13 quốc gia. Từ năm 1994, Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông được tổ chức riêng biệt, luân phiên hai năm một lần. Kidz Search cho biết, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế (hình móng ngựa hoặc hình tròn) đã được dùng để trao cho người chiến thắng tại Olympic, hoặc một số cuộc thi thơ ca. Hoàng đế La Mã cũng thường xuất hiện với hình ảnh đội vòng nguyệt quế. Câu nói “ngủ quên trên vòng nguyệt quế” ám chỉ việc một người ỷ lại vào thành tích trong quá khứ và không cố gắng cho hiện tại. Ngày nay, ở một số nơi, vòng nguyệt quế được trao cho sinh viên đại học khi hoàn thành các dự án lớn ngay trước khi tốt nghiệp.
3. Nhà vô địch Olympic đầu tiên là người như thế nào?
-
icon
Vận động viên chuyên nghiệp
-
icon
Vận động viên bán chuyên nghiệp
-
icon
Thợ làm bánh
Câu trả lời đúng là đáp án C: Trong vòng 13 thế vận hội đầu tiên, môn thể thao duy nhất diễn ra trong suốt kì Olympic chính là chạy. Trong lần đầu tổ chức vào năm 776 TCN, người về nhất trên đường đua dài khoảng 190m chính là Coroebus (hay còn gọi là Koroibos) - một người thợ làm bánh ở Elis, chứ không phải vận động viên chuyên nghiệp. Với thành tích xuất sắc của mình, anh chàng này đã nhận được một cành olive thay vì huy chương hay giải thưởng như ngày nay. Thời bấy giờ, người Hy Lạp quan niệm: cành olive là biểu tượng của vinh quang, chiến thắng. Đồng thời, niềm vinh dự mà vận động viên nhận được chính là cơ hội để quảng cáo mặt hàng kinh doanh của họ sau cuộc thi.
4. Thành phố nào lớn nhất Hy Lạp?
-
icon
Thessaloniki
-
icon
Athens
-
icon
Patras
Câu trả lời đúng là đáp án B: Thành phố Athens lớn nhất Hy Lạp về diện tích (2.929 km2), theo sau là Thessaloniki và Patras. Dân số Athens năm 2016 là khoảng 665.000. Theo Culture Trip, với lịch sử 3.400 năm thành lập, hơn 4.000 năm có người sinh sống, Athens là thủ đô lâu đời nhất châu Âu và bậc nhất thế giới. Athens đã trải qua hầu hết hình thức nhà nước: chế độ quân chủ, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Ra đời từ thời cổ đại, thành phố sở hữu hàng nghìn phong cách kiến trúc, từ Greco - La Mã, tân cổ điển đến hiện đại. Theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần Athena và thần Poseidon từng tranh giành quyền làm người bảo hộ thành phố này. Họ tặng một món quà cho người dân, nhưng cây olive của Athena được cho là có giá trị hơn mạch nước mặn của Poseidon, do đó tên của thành phố được đặt theo tên nữ thần. Athens không phải là thủ đô duy nhất từ trước tới nay của Hy Lạp. Trong và sau cuộc chiến giành độc lập, thủ đô của đất nước này từng là Nafplio (1821-1834).
5. Theo quy định ban đầu, các vận động viên tham gia thi đấu đều phải “nude”?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Ra đời vào thời cổ đại ở Hy Lạp, theo quy định ban đầu, các vận động viên tham gia thi đấu đều phải “nude”. Từ chạy marathon, đấu vật cho tới đấm bốc đều không có một mảnh vải che thân. Những bức họa miêu tả Olympic trên đồ gốm - sứ cổ đều minh chứng cho nhận định ấy. Bản thân từ “gymnasium” (thể dục thể thao) cũng xuất phát từ “gymos” có nghĩa là "khỏa thân" trong tiếng Hy Lạp cổ. Theo quan niệm ở thời đó, việc vận động viên “nude” chính là một cách để tôn lên vẻ đẹp hình thể của người đàn ông và hiến dâng cho các vị thần. Thậm chí, người ta còn thoa dầu olive lên thân thể của để dưỡng da mịn màng và tạo mùi thơm trong suốt quá trình thi đấu. Sau này vào khoảng thế kỉ thứ VI, một số người cố gắng đưa phong trào mặc khố vào Olympic nhưng không thành. Thay vào đó, người ta sử dụng những sợi dây da mỏng gọi là “kynodesme” để buộc “cậu nhỏ” của mình lại.
6. Olympic cổ đại dành cho phụ nữ có tên là gì?
-
icon
Heraera
-
icon
Apollo
-
icon
Poseidon
Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong xã hội Hy Lạp cổ, Olympic không phải cuộc thi thể thao duy nhất. Nó đơn thuần chỉ là Thế vận hội mà người ta tổ chức để tưởng nhớ thần Zeus mà thôi. Ở Delphi hay Corinth cũng có những cuộc thi thể thao tưởng nhớ Apollo hay Poseidon - những vị thần khác trong thần thoại. Tuy nhiên, Olympic lại không cho phép phụ nữ trưởng thành tham dự. Có một Thế vận hội Olympic khác được tổ chức để dành riêng cho phái yếu có tên là Heraera. Thế vận hội này nhằm tưởng nhớ nữ hoàng của các vị thần (Hera). Tất cả các thiếu nữ trẻ của Hy Lạp đều được khuyến khích trở thành vận động viên. Thậm chí có một tổ chức tình nguyện đào tạo họ thành các nữ vận động viên chuyên nghiệp. Khi tham gia thi đấu, họ có thể “nude” hoặc mặc quần áo “thiếu vải” và chơi những môn giống như nam giới. Phần thưởng cũng nhiều hơn, ngoài cành olive ra, người thắng cuộc còn nhận được thêm một ít thịt bò - tượng trưng cho sự bảo trợ may mắn của thần linh.
7. Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
-
icon
1896
-
icon
1897
-
icon
1898
Câu trả lời đúng là đáp án A: Vào ngày 6/4/1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế. Với thời kỳ Phục hưng, châu Âu bắt đầu một niềm say mê lâu dài với nền văn hoá Hy Lạp cổ đại, và trong thế kỷ 18 và 19, một số quốc gia đã tổ chức các lễ hội thể thao và văn hóa phi chính thức mang tên “Thế vận hội Olympic”. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1892, vị nam tước trẻ người Pháp Pierre de Coubertin mới nghiêm túc đề xuất khôi phục Thế vận hội như một cuộc tranh tài quốc tế lớn sẽ diễn ra bốn năm một lần. Trong một hội nghị về thể thao quốc tế tại Paris vào tháng 6 năm 1894, Coubertin một lần nữa nêu lên ý kiến này, và 79 đại biểu từ chín quốc gia đã nhất trí thông qua đề xuất của ông. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) được thành lập, và Thế vận hội đầu tiên được lên kế hoạch tổ chức vào năm 1896 tại Athens, thủ đô Hy Lạp. Tại Athens, 280 đại biểu từ 13 quốc gia đã tham dự 43 nội dung thi đấu, bao gồm các môn điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, đạp xe, đấu vật, cử tạ, đấu kiếm, bắn súng, và quần vợt. Tất cả các đấu thủ đều là nam giới, và một vài trong số những người dự thi là các khách du lịch đã vô tình bắt gặp Thế vận hội và được phép đăng ký.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm