Thế trận binh lực của Trung Quốc: Vành đai Đông Nam

Thế trận binh lực của Trung Quốc: Vành đai Đông Nam
Lực lượng bộ binh tại 3 quân khu Quảng Châu, Nam Kinh và Tế Nam đóng vai trò kiến tạo vành đai phía đông nam của Trung Quốc.

Thế trận binh lực của Trung Quốc: Vành đai Đông Nam

> Thế trận binh lực của Trung Quốc

Lực lượng bộ binh tại 3 quân khu Quảng Châu, Nam Kinh và Tế Nam đóng vai trò kiến tạo vành đai phía đông nam của Trung Quốc.

Sơ đồ bố trí lực lượng lục quân Trung Quốc. Đồ họa: Hoàng Đình (Thanh Niên)
Sơ đồ bố trí lực lượng lục quân Trung Quốc. Đồ họa: Hoàng Đình (Thanh Niên) .

Theo báo cáo Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang hiện đại hóa lục quân theo hướng đa nhiệm. Bắc Kinh liên tục bổ sung nhiều loại xe bọc thép, xe tăng hạng nặng, pháo binh tầm xa cùng pháo cao xạ cho lực lượng quân sự mặt đất. Ngoài ra, lục quân Trung Quốc cũng được biên chế ngày càng nhiều hơn các loại máy bay trực thăng tấn công, ví dụ như dòng Z-10 chuyên đánh phá mặt đất.

Đồng thời, Bắc Kinh đang dần chuyển đổi cấu trúc tổ chức lực lượng mặt đất với trọng tâm vào những lữ đoàn có tính lưu động cao, phản ứng nhanh, tăng cường khả năng viễn chinh. Vì thế, lục quân nước này liên tục được bổ sung nhiều loại phương tiện đổ bộ tấn công mặt đất.

Hiện tại, quân đội Trung Quốc được chia thành 7 quân khu: Bắc Kinh, Lan Châu, Nam Kinh, Quảng Châu, Tế Nam, Thành Đô, Thẩm Dương. Trong đó, 3 quân khu là Nam Kinh, Quảng Châu và Tế Nam kết hợp tạo thành vành đai quân sự Đông Nam của Trung Quốc với khoảng 400.000 binh sĩ.

Nguồn: Bộ quốc phòng Mỹ
Nguồn: Bộ quốc phòng Mỹ.

Số lượng binh sĩ đóng tại vành đai này không nhiều so với các khu vực khác. Tuy nhiên, toàn bộ lục quân Trung Quốc hiện hữu tại đây chuyên trách tấn công, đổ bộ.

Cụ thể, cả 8 quân đoàn đồn trú tại 3 quân khu này đều là lực lượng tấn công và đổ bộ, trong khi 10 quân đoàn đóng ở 4 quân khu còn lại chủ yếu tập trung vào chức năng phòng thủ. Trong đó, 3 quân đoàn tấn công tại quân khu Tế Nam đóng vai trò hỗ trợ điều phối trực tiếp cho lực lượng tại Quảng Châu và Nam Kinh.

Đồng thời, 3 sư đoàn kỵ binh bay và 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ chuyên tác chiến nhanh cũng đều hiện diện tại vành đai Đông Nam. Đặc biệt, lực lượng kỵ binh bay được đặt trọng tâm tại quân khu Quảng Châu.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng tỏ ra rất ưu ái cho vành đai Đông Nam khi triển khai toàn bộ 2 sư đoàn pháo binh chủ lực đến đồn trú. Vì thế, lực lượng quân sự mặt đất của Trung Quốc đóng tại đây được xem như là tiền đồn cho các cuộc tấn công, đổ bộ khi cần thiết.

Theo Ngô Minh Trí
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG