ASIAD: Những người không được vinh danh

Những VÐV Việt Nam chờ chuyến bay thương mại về nước ngày 2/9. Họ không có chỗ trên chuyên cơ chở những VÐV được vinh danh và quan chức. Ảnh: VP
Những VÐV Việt Nam chờ chuyến bay thương mại về nước ngày 2/9. Họ không có chỗ trên chuyên cơ chở những VÐV được vinh danh và quan chức. Ảnh: VP
TP - Gần trưa 2/9, tôi có mặt tại sân bay quốc tế Soekarno Hatta (Jakarta, Indonesia) để chuẩn bị đợi chuyến bay trở về Việt Nam. Tại đây, tôi gặp VĐV, HLV một số môn Judo, Canoeing… đang đi lại, cũng đợi chuyến bay về Hà Nội vào buổi chiều. Do không có đường bay thẳng nên tất cả đều phải transit TPHCM, tính cả thời gian chờ đợi thì hành trình kéo dài khoảng nửa ngày.

Gần trưa 2/9, tôi có mặt tại sân bay quốc tế Soekarno Hatta (Jakarta, Indonesia) để chuẩn bị đợi chuyến bay trở về Việt Nam. Tại đây, tôi gặp VĐV, HLV một số môn Judo, Canoeing… đang đi lại, cũng đợi chuyến bay về Hà Nội vào buổi chiều. Do không có đường bay thẳng nên tất cả đều phải transit TPHCM, tính cả thời gian chờ đợi thì hành trình kéo dài khoảng nửa ngày.

Một số tranh thủ đi ngắm các gian hàng ở sân bay, mua quà cho bạn bè và người thân. Có VĐV tranh thủ nằm trên ghế nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với gia đình. Tuyển Judo năm nay thi đấu không thành công. Nói chuyện, VĐV trông có vẻ không được vui. “Em không đi cùng chuyên cơ với đoàn TTVN về Việt Nam à?”, Tôi hỏi 1 VĐV. “Em không! Cũng muốn về nhà nghỉ ngơi anh ạ”.

Chỉ mấy tiếng trước, đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam cùng quan chức, thành viên một số đội tuyển tham dự Asiad 2018 đã bay trên chuyên cơ riêng về Việt Nam, dự buổi lễ vinh danh chiều cùng ngày trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Riêng đội tuyển Olympic Việt Nam chiếm hơn 30 người, theo Trưởng đoàn TTVN tại Asiad 2018 Trần Đức Phấn.

Các VĐV, HLV đã đổ mồ hôi, công sức và thậm chí cả máu ở Asiad 2018, họ xứng đáng được nhận những lời động viên, khen ngợi. Một buổi lễ vinh danh giúp họ cảm thấy ấm lòng, nỗ lực cống hiến cho đất nước nhiều hơn, cũng như giúp xã hội đánh giá đúng đóng góp của thể thao.

Nhưng tôi lại nghe nói nhiều về việc, người ta thực ra muốn “ăn theo” đội tuyển Olympic Việt Nam, vốn đang được đông đảo người dân ái mộ vì thành công ở Asiad 2018. Chuyến chuyên cơ cũng chỉ để cho Olympic Việt Nam, và phần còn lại chỉ được ké theo. Rất rõ ràng, thầy trò ông Park Hang Seo là những nhân vật chính trong buổi lễ rình rang tổ chức ở sân vận động quốc gia Mỹ Đình hôm 2/9.

Có nhiều câu hỏi được đặt ra. Ví như kế hoạch vinh danh có từ khi nào, trước đây và sau này ngành thể thao liệu có còn tiếp tục thực hiện những buổi lễ như vậy, và nếu để vinh danh các HLV, VĐV đạt thành tích ở Asiad 2018 thì có cần cấp tập ngay trong ngày Olympic Việt Nam về nước (bởi sau đó đội sẽ giải tán) hay không?

Một ngày sau khi về nước, VĐV điền kinh Quách Công Lịch chia sẻ ý định “dừng lại”, bởi mức lương 4,5 triệu đồng/tháng của tuyển thủ quốc gia không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Tôi cũng được nghe nói về những VĐV ở trong phòng không có điều hoà giữa mùa nắng, bồn cầu thiếu nước xả vì nước được bơm theo giờ. Tôi tự hỏi ai sẽ quan tâm tới những VĐV đó, khi mà họ ở ngoài sự chú ý của công chúng.

Vinh danh những người hùng Asiad hay vinh danh ai?

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.