Tháng 4 năm nay, giữa tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra tình trạng thiếu lao động, dẫn đến sự khan hiếm món đồ uống hot trend này tại Mỹ.
Trà sữa không chỉ là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của đồ uống châu Á, giờ đây đã lan tỏa đến Mỹ và còn khắp phương Tây. Kể từ khi bộ đôi hài hip hop The Fung Brothers tuyên bố trà bong bóng là “Thức uống mới của giới trẻ châu Á… Hãy gọi chúng tôi là thế hệ boba” hồi năm 2013, vị thế của trà sữa đã được nâng lên một tầm cao mới.
Trên Instagram, hashtag “boba” có hơn 2,4 triệu bài đăng, trong khi các hình ảnh meme về trà sữa trên các hội nhóm Facebook như Subtle Asian Traits thường xuyên nhận hàng trăm nghìn lượt thích.
|
Câu chuyện về trà sữa trân châu đi lên từ một sản phẩm mờ mịt không có tương lai ở Mỹ thành một biểu tượng văn hóa đại chúng mạnh mẽ khá thú vị. Vào thời điểm đó, trà sữa trân châu bị nhiều người Mỹ coi là quá xa lạ và chỉ được bán trong các nhà hàng Trung Quốc. Mãi cho đến sau năm 1999, khi thương hiệu Saint’s Alp Teahouse của Đài Loan mở một địa điểm tại khu phố Tàu ở thành phố New York, các thương hiệu trà sữa châu Á mới thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Ngay cả khi đó, các nhà hàng Trung Quốc đầu tiên ở nước ngoài thường điều chỉnh thực đơn của họ để phù hợp với khẩu vị và người tiêu dùng Mỹ, các cửa hàng boba lại bán các loại đồ uống chưa qua chế biến, chủ yếu là bột cho khách hàng phần lớn là người châu Á.
Theo thời gian, các cửa hàng boba – trà sữa, với những chiếc ghế sofa giá rẻ và không gian ngập tràn nhạc pop châu Á, đã trở thành những địa điểm lui tới phổ biến thu hút giới trẻ. Những người Mỹ gốc Hoa trẻ tuổi đến đó để hẹn hò, làm bài tập về nhà, hoặc gặp gỡ bạn bè.
Mãi cho đến những năm 2010, khi thế hệ những người uống trà sữa trân châu đầu tiên lớn lên và bắt đầu có sức mạnh tiêu dùng ngày càng tăng, một thế hệ cửa tiệm mới đã xuất hiện với sức hút rộng rãi hơn.
Một cửa tiệm trà sữa ở Phần Lan thu hút người trẻ. - Ảnh: Sixth Tone |
Các cửa hàng mới này - nhiều tiệm do người Mỹ gốc Hoa mở, hoài niệm về các cửa hàng trà sữa trân châu thời trẻ nhưng nhắm đến đối tượng khách hàng rộng rãi hơn - đã thay thế các loại siro đóng chai và bột trong các quầy hàng kiểu cũ bằng trái cây tươi, sữa nguyên kem và trà. Họ cũng cập nhật giao diện của các cửa hàng trà sữa, rời khỏi lối trang trí ấm cúng nhưng có phần nghiêm túc của các cửa tiệm ban đầu chuyển sang thiết kế kiểu dáng đẹp mắt, thân thiện với mạng xã hội với tông màu và ánh sáng rực rỡ.
Người mẫu Mỹ Gigi Hadid là một "tín đồ" của trà sữa trân châu. - Ảnh: Internet |
Hiện nay, các quán trà sữa trân châu mới thường nằm ở các trung tâm đô thị sang trọng hoặc gần các trường đại học, nơi tập trung đông dân cư châu Á, thường là tầng lớp trung lưu.
Theo một cuộc khảo của CLSA được công bố hồi tháng 6 trên Bloomberg, 94% những người trong độ tuổi 20-29 đã mua trà sữa ít nhất 1 lần trong 3 tháng qua.