Trả lời câu hỏi của thượng nghị sĩ, Haspel nói rằng bà sẽ không khởi động lại kế hoạch thẩm vấn bằng tra tấn sau khi nhậm chức, nhưng bà từ chối đánh giá kế hoạch này trên cơ sở tiêu chuẩn đạo đức.
Tại phiên điều trần, các Thượng nghị sĩ liên tục đưa ra câu hỏi: “Bà có cho rằng kế hoạch thẩm vấn sau sự kiện “11/9” là phi đạo đức”. Người từng giữ cương vị phó giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ, bà Haspel chỉ nói rằng, sau sự kiện tấn công khủng bố 11/9, kế hoạch thẩm vấn của CIA là hợp pháp, bà không ủng hộ tái áp dụng công cụ thẩm vấn này. “Tôi cho rằng, chúng ta cần áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, CIA nên tập trung nhiệm vụ vào việc thu thập, phân tích tình báo, công tác thẩm vấn trao cho Bộ quốc phòng vầ Cục điều tra liên bang”.
Được biết, Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ gồm có 51 thành viên đảng Cộng hòa và 49 thành viên đảng Dân chủ. Hiện tại, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rande Paul và John McCain tuyên bố rằng họ sẽ bỏ phiếu chống đối với Haspel. Do đó, bà Haspel cần giành thêm một số phiếu ủng hộ từ phía thượng nghĩ sĩ đảng Dân chủ. Hiện mới chỉ có 1 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tuyên bố ủng hộ. Sau khi phiêu điều trần kết thúc, các thượng nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua.
Năm 2002, khi CIA xây dựng nhà tù đầu tiên ở nước ngoài tại Thái Lan, Haspel là người chịu trách nhiệm chính ở đây với nhiệm vụ thẩm vấn các nghi phạm khủng bố al- Quaeda bị bắt giữ. Năm 2005, CIA triển khai kế hoạch tiêu hủy các băng video ghi lại cảnh ngược đãi tù nhân và Haspel là người phụ trách công việc này. CIA giải thích rằng, bà chỉ là người thi hành mệnh lệnh.