Thẻ giả 'quẹt' được cả chục nghìn 'đô'

Thẻ giả 'quẹt' được cả chục nghìn 'đô'
Các lực lượng Cảnh sát hình sự và Quản lý Xuất nhập cảnh CATP Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM phát hiện, triệt phá đường dây tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản mang tính chất quốc tế.

Thẻ giả 'quẹt' được cả chục nghìn 'đô'

Các lực lượng Cảnh sát hình sự và Quản lý Xuất nhập cảnh CATP Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM phát hiện, triệt phá đường dây tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản mang tính chất quốc tế.

Thẻ giả 'quẹt' được cả chục nghìn 'đô' ảnh 1
 

Thông qua công tác thu thập thông tin, lực lượng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PCTPSDNC) Phòng CSHS - CATP Hà Nội phát hiện một số đối tượng mang quốc tịch châu Á có dấu hiệu sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa tại các trung tâm thương mại. Điển hình là vụ một số đối tượng người nước ngoài đã dùng thẻ tín dụng giả để mua vàng, tại hiệu vàng ở phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp hơn 230 triệu đồng.

Trong quá trình trinh sát, lực lượng hình sự đã phát hiện đầu mối nghi vấn là Yan Hai (Yan), SN 1958, quốc tịch Malaysia. Yan nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường du lịch và thường xuyên lang thang tại các trung tâm thương mại để mua sắm hàng hóa với nhiều loại thẻ tín dụng. Qua đấu tranh với Yan, cơ quan điều tra đã làm rõ đối tượng gây ra vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền dưới hình thức dùng thẻ tín dụng giả mua vàng tại hiệu vàng ở phố Hàng Bạc.

Mở rộng chuyên án, Yan khai ra một tổ chức tội phạm người Malaysia được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 3 đến 5 đối tượng, xâm nhập vào Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để hoạt động lừa đảo bằng thủ đoạn sử dụng thẻ tín dụng giả mua hàng hóa có giá trị, rồi mang về Malaysia tiêu thụ.

Trong giai đoạn điều tra ban đầu, lực lượng công an phát hiện nhiều đối tượng trong đường dây tội phạm xuyên quốc gia này từng gây án ở nhiều nước, có đối tượng đang trốn truy nã với nhiều thủ đoạn đối phó tinh vi với các nhà chức trách địa phương. Trước những khó khăn trong công tác điều tra, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng CSHS chủ động nắm chắc tình hình và di biến động của các đối tượng phạm tội, mặt khác, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM phát hiện và đón lõng các nhóm tội phạm quốc tế khi chúng nhập cảnh vào Việt Nam.

Sau một thời gian “giăng lưới” lực lượng CSHS - CATP Hà Nội và các đơn vị phối hợp đã bắt được nhóm tội phạm gồm Yee Chin Huat (Yee), SN 1977 và Hoh Swee Tat (Hoh), SN 1970, đều có quốc tịch Malaysia, đang sử dụng thẻ tín dụng giả mua 3 máy tính bảng Ipad, trị giá gần 50 triệu đồng tại một cửa hàng điện tử ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cơ quan công an đã thu giữ 77 thẻ tín dụng Visa giả và nhiều tang vật khác liên quan đến hoạt động lừa đảo của Yee và Hoh tại Việt Nam.

Đáng lưu ý, nhiều thẻ tín dụng giả của các đối tượng có thể thanh toán số tiền hàng lên đến hàng chục nghìn USD. Các đối tượng khai nhận thuộc một tổ chức tội phạm người Malaysia gốc Hoa, từng gây án ở hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á như Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia…

Chúng đã nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam gây án, nhưng chưa bị phát hiện. Ngay sau khi bắt được Hoh và Yee, Phòng CSHS - CATP Hà Nội tiếp tục phối hợp lập kế hoạch, phát hiện và bắt quả tang Wong Kim Fatt (Wong), SN 1979 và Koon Wen Long (Kool), SN 1978, đều có quốc tịch Malaysia đang sử dụng thẻ tín dụng giả mua lô hàng trị giá gần 70 triệu đồng tại một cửa hàng điện tử ở quận Hoàn Kiếm; tạm giữ 26 thẻ tín dụng giả các loại, 1 hộ chiếu giả và nhiều tang vật liên quan khác. Wong và Kool khai trước đó, vào tháng 10-2010 đã cùng 11 đối tượng người Malaysia, chia thành 3 nhóm nhập cảnh đến Việt Nam và sử dụng thẻ tín dụng giả để mua nhiều hàng hóa đưa về Malaysia tiêu thụ.

Trung tá Ngô Minh An, Đội trưởng Đội PCTPSDCNC Phòng CSHS - CATP Hà Nội cho biết, 4 đối tượng bị bắt đều nằm trong tổ chức tội phạm ở Malaysia, được giao mang thẻ tín dụng giả sang nhiều nước, trong đó có Việt Nam mua hàng hóa, rồi đưa về Malaysia giao cho ông chủ. Nếu trót lọt, chúng sẽ được chia phần trăm lợi nhuận từ việc bán số hàng hóa do phạm tội mà có. Chuyên án 216P vẫn đang được điều tra mở rộng.

Theo Hà Trang
An ninh thủ đô

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG